Quý I/2022 doanh nghiệp trong nước đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức tăng 10% của doanh nghiệp FDI. Ảnh: Lê Tiên

Tối ưu hóa cơ hội của FTA

(BĐT) - Kinh tế đang trên đà hồi phục, trong đó hoạt động xuất khẩu (XK) với nhiều điểm sáng nhờ bước đầu khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Tận dụng tối đa các cơ hội từ FTA sẽ là động lực, là cú huých để nền kinh tế phục hồi, phát triển bền vững.
Tốc độ phục hồi kinh tế nhanh khiến nhu cầu lao động có kỹ năng ngày càng tăng. Ảnh: Song Lê

Không lo thiếu nhân lực cho phục hồi

(BĐT) - Dịch bệnh Covid-19 cùng với thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã buộc người lao động phải tìm công việc khác để làm, hoặc rời các khu công nghiệp về quê, khiến doanh nghiệp (DN) bị thiếu hụt lao động. Điều này đặt ra không ít lo ngại về việc Việt Nam sẽ bị thiếu hụt lao động cho quá trình phục hồi kinh tế. Nhưng theo nhận định của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, chúng ta không lo ngại đứt gãy nguồn nhân lực hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Năm 2021, các doanh nghiệp, ngân hàng niêm yết đã phát hành cổ phiếu và huy động qua thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán chờ thay đổi về chất

(BĐT) - Minh bạch, củng cố niềm tin, nâng cao chất lượng thị trường đang là định hướng để giúp thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển bền vững, trở thành một trụ cột của thị trường tài chính, là nơi giúp doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm tải áp lực lên hệ thống tín dụng ngân hàng.
Năm 2021, Bình Định dẫn đầu khu vực miền Trung trong thu hút đầu tư với 93 dự án trong nước có tổng vốn trên 104.340 tỷ đồng, tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn tăng thêm 27.121 tỷ đồng. Ảnh: Hà Minh

Kinh tế miền Trung trở lại quỹ đạo tăng trưởng

(BĐT) - Đối thoại, thành lập tổ công tác đặc biệt, số hoá thủ tục hành chính, “bơm” tín dụng để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đang tạo thêm niềm tin, động lực để cộng đồng DN tại miền Trung phấn khởi bước vào chu kỳ phát triển mới.
Trong năm 2020 và 2021, theo báo cáo của UNCTAD, Việt Nam đứng trong top 20 quốc gia tiếp nhận FDI lớn nhất toàn cầu. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút và lan tỏa dòng vốn FDI sau đại dịch

(BĐT) - Ngay trong 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Trong năm 2022 và triển vọng trung hạn, có cơ sở để lạc quan về sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thu hút ĐTNN. Song song với đó, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để dòng vốn này đóng góp nhiều hơn vào quá trình phục hồi, tăng tốc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Việc đưa ra quá nhiều quy định, thủ tục khiến đối tượng thật sự cần chưa chắc tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất. Ảnh: Nhã Chi

Kỳ vọng “đòn bẩy” hỗ trợ lãi suất vận hành hiệu quả và linh hoạt

(BĐT) - Gói hỗ trợ lãi suất có mục đích giúp những doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành nghề chịu tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 tiếp cận được nguồn tín dụng với chi phí tài chính thấp hơn thị trường, nhờ đó duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, hiệu quả của các giải pháp cải cách môi trường kinh doanh chưa tương xứng với sự trông đợi của doanh nghiệp. Ảnh: Tiên Giang

Trông đợi gói kích thích phi tài chính

(BĐT) - Môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế. Môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, chi phí thấp và an toàn là động lực để doanh nghiệp (DN) thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, nhất là trong bối cảnh DN cần thêm “trợ lực” phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Để khắc phục những khó khăn hiện nay, doanh nghiệp cần quan tâm đến năng suất lao động, nâng cao kỹ năng quản lý, tiết giảm chi phí, ứng dụng công nghệ mới... Ảnh: Lê Tiên

Lạc quan với giai đoạn “bình thường mới”

(BĐT) - Vàng thử lửa, cái khó ló cái khôn, chính trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã phát huy bản lĩnh, trí tuệ của mình, sớm tìm ra giải pháp phù hợp để thích nghi và trụ vững. Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu đến quý độc giả một số ý kiến của các DN về tâm thế cần có khi bước sang giai đoạn “bình thường mới”.
Những nơi được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp đang trở thành “thỏi nam châm” hút khách. Ảnh: Hà Minh

Mở cửa du lịch, cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng hồi sinh

(BĐT) - Du khách trong nước và quốc tế đã quay trở lại các trung tâm du lịch của miền Trung, trong đó trọng tâm là Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang… Không chỉ đem lại sự hồi sinh cho những khu nghỉ dưỡng, mở cửa du lịch đang hứa hẹn một giai đoạn bùng nổ mới ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang và kén nhà đầu tư.
Khi loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm như cao tốc, cầu, cảng biển… được hoàn thành đầu tư, vùng đất “Chín Rồng” sẽ cất cánh và có bước phát triển đột phá. Ảnh: Lê Tiên

Vùng đất “Chín Rồng” cất cánh

(BĐT) - Nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn đã và sắp triển khai đầu tư tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mang tới kỳ vọng phát triển đột phá về kinh tế - xã hội. Lịch sử khai khẩn đất phương Nam, vùng đất “Chín Rồng” phù sa phì nhiêu, thêm một lần đứng trước cơ hội cất cánh, giúp cải thiện sinh kế và chất lượng sống của người dân.
Cuộc đua xin được chỉ định thầu xây lắp các dự án cao tốc đã “nóng” với sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Hào hứng với cơ chế đặc thù

(BĐT) - Áp dụng cơ chế đặc thù, chỉ định thầu xây lắp đối với 12 dự án thành phần (DATP) thuộc Dự án Xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là DACT Bắc - Nam) và một số dự án cao tốc trọng điểm khác nhằm hồi phục nền kinh tế đã mang luồng gió mới đến với giới nhà thầu xây lắp giao thông. Cũng bởi thế, cuộc đua dành một suất tổng thầu trở nên hào hứng và nhiều hấp dẫn.
TP.HCM ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông để xóa bỏ các điểm nghẽn cản trở tăng trưởng. Ảnh: Lê Tiên

Tạo lực đẩy cho “đầu tàu” TP.HCM

(BĐT) - Hơn 46 năm sau giải phóng, TP.HCM đã trở thành trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước. Diện mạo Thành phố thay đổi từng ngày, hạ tầng ngày càng phát triển và kết nối chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Cơ chế đặc thù dành cho TP.HCM cũng đã đi được chặng đường hơn 4 năm với nhiều thành quả, góp phần tăng tiềm lực kinh tế cho không chỉ Thành phố mà còn các tỉnh phía Nam.
Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khởi công trong tháng 12/2022. Ảnh: Lê Tiên

Cao tốc Bắc - Nam, bệ phóng cho nền kinh tế

(BĐT) - Trong suốt 3 nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ XI, XII và XIII, phát triển kết cấu hạ tầng được Đảng và Nhà nước xác định là một trong 3 đột phá chiến lược, trong đó hạ tầng giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng. “Đại lộ sinh đại phú”, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó đột phá là tuyến cao tốc nối liền Lạng Sơn đến đất mũi Cà Mau sẽ giúp Việt Nam đi nhanh hơn trên con đường tiến tới mục tiêu hùng cường, thịnh vượng.
Quốc hội, Chính phủ đã rất nhanh chóng và quyết liệt khi ban hành các quyết sách phục hồi kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Quyết sách đúng, chờ “đường băng” thực thi

(BĐT) - Những ngày cuối tháng 4, chia sẻ quan điểm với Báo Đấu thầu về chặng đường chống dịch và nỗ lực phục hồi kinh tế của đất nước với kết quả khả quan đạt được, TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đó là kết quả của một chiến lược vaccine thành công, tạo tiền đề để thực hiện các quyết sách phục hồi và phát triển kinh tế quan trọng. Quyết sách đúng đắn đã có, rất cần “đường băng” thực thi để nền kinh tế cất cánh.
Xung lực phục hồi kinh tế

Xung lực phục hồi kinh tế

(BĐT) - Sau thành công của chiến dịch tiêm chủng và phòng chống dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào trạng thái bình thường mới. Hàng loạt giải pháp triển khai các chương trình phục hồi kinh tế của Quốc hội và Chính phủ đã và đang tạo ra xung lực mới, mạnh mẽ trên nhiều phương diện: xuất khẩu, thu hút đầu tư FDI, giải ngân vốn đầu tư công,... Kết quả tích cực đạt được trong 4 tháng đầu năm đã đặt nền móng vững chắc cho việc hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022.
Cuộc đàm phán Paris diễn ra trong 4 năm 8 tháng 14 ngày với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao giữa Việt Nam và Mỹ, 500 cuộc họp báo… Ảnh St

Cuộc đàm phán lịch sử

(BĐT) - Khi nhìn lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, dư luận quốc tế đánh giá: Cuộc đàm phán ở Hội nghị Paris là bức tranh hùng hồn nhất của cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là lực lượng cách mạng nhất với một bên là thế lực hiếu chiến, tàn bạo nhất và Hiệp định Paris là “huyền thoại của thế kỷ XX”.

Chuyên đề