(BĐT) - Thực thi cơ chế, chính sách mới, đặc thù cùng tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm”, quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa” trên các công trình, dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều công trình, dự án mang tầm vóc thế kỷ tại khu vực phía Nam đang tăng tốc tiến độ, hoàn thiện từng ngày. Hạ tầng hiện đại, kết nối là nền tảng để mọi người dân, doanh nghiệp mở rộng cơ hội phát triển, góp sức cho nhiều vùng đất vươn tới thịnh vượng.
(BĐT) - Không thể phủ nhận yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam là sự liên thông giữa các không gian kinh tế Đông - Tây. Thời gian qua, đảm đương trọng trách kết nối giữa các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên chủ yếu là hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ mà chủ đạo là các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã quá tải.
(BĐT) - Kết quả thực hiện mục tiêu “đột phá về hạ tầng” những năm gần đây là một dấu ấn đậm nét, hình thành từ nỗ lực vượt khó, quyết tâm cao độ theo tinh thần chỉ đạo “không bàn lùi, chỉ bàn làm” của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Kết quả này đang góp phần phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng so sánh, trước đây triển khai một dự án đường bộ cao tốc với các khâu chuẩn bị đầu tư mất 3 năm. Hiện nay, việc áp dụng cơ chế đặc thù đã rút ngắn khâu chuẩn bị xuống 1 năm. Thực tế trên minh chứng việc ban hành các cơ chế, chính sách mới, mạnh dạn hơn đã “tháo điểm nghẽn”, góp phần đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
(BĐT) - Các công trình trọng điểm mang tầm vóc thế kỷ như đường bộ cao tốc, cảng hàng không đang mang tới diện mạo mới mẻ cho vùng đất phương Nam. Người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước về đầu tư hạ tầng và đặt nhiều kỳ vọng các công trình nhanh chóng hoàn thành, tạo động lực phát triển mới cho quê hương.
(BĐT) - Thi công xây dựng công trình tại Việt Nam đang trở thành cuộc đua ứng dụng sáng tạo, khoa học công nghệ và thiết bị hiện đại. Thực tế cho thấy, đầu tư cho thiết bị và công nghệ trong thi công giúp nhà thầu rút ngắn tiến độ, tăng hiệu quả, năng suất lao động, định vị được thương hiệu, năng lực trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
(BĐT) - Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, diện mạo hạ tầng giao thông phương Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục “thay da đổi thịt”, kết nối liên thông, tạo động lực cho các địa phương phía Nam bứt tốc phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
(BĐT) - Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ ưu tiên đầu tư hình thành trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực tại vùng TP.HCM.
(BĐT) - Với sự phát triển liên tục của hoạt động xuất nhập khẩu, hệ thống cảng biển Việt Nam không ngừng được nâng cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, sản lượng hàng hóa trung chuyển ngày càng lớn. Tại phía Nam, các cụm cảng biển TP.HCM và Cái Mép - Thị Vải nằm trong danh sách 50 cảng container có sản lượng lớn nhất thế giới.
(BĐT) - Các chuyên gia giao thông cho rằng, cùng với việc hoàn thiện cơ bản 3.000 km đường bộ cao tốc, giai đoạn 2024 - 2035 được kỳ vọng là “kỷ nguyên vàng” phát triển đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị. Với vai trò đầu tàu kinh tế, khu vực TP.HCM và Đông Nam Bộ đã và đang từng bước chuẩn bị công tác triển khai nhiều dự án, góp sức hiện thực hóa định hướng phát triển giao thông đường sắt Việt Nam.
(BĐT) - Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, song trên nhiều công trường xây dựng đường cao tốc, sân bay phía Nam, các chủ đầu tư, nhà thầu vẫn duy trì nhịp độ thi công “3 ca, 4 kíp” dưới nắng mưa thất thường, hướng tới mục tiêu đảm bảo tiến độ các gói thầu. Hòa cùng niềm tự hào dân tộc, từng giọt mồ hôi của những người thợ vẫn lặng lẽ rơi xuống công trường góp sức tạo nên những công trình hạ tầng giao thông rộng dài tương lai đất nước.
(BĐT) - Xác định tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có ý nghĩa rất quan trọng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đồng thời tạo xung lực mới để địa phương vươn tới thịnh vượng, nên khi được giao nhiệm vụ làm cơ quan chủ quản Dự án thành phần (DATP) 4, tỉnh Sóc Trăng nỗ lực vượt nhiều thách thức triển khai xây dựng tuyến cao tốc động lực này.