(BĐT) - Được thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù theo các nghị quyết của Quốc hội, TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa... đang ghi nhận những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn lực mới vào khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương.
(BĐT) - Sau 27 năm chia tách để trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng tự tin bước vào chặng đường phát triển mới với hy vọng bứt tốc. Thời cơ, vận hội cho Đà Nẵng đến từ những định hướng xuyên suốt và sự điều chỉnh kịp thời, đúng đắn về chính sách để kiến tạo mô hình phát triển mới đi kèm các cơ chế, chính sách đặc thù làm đòn bẩy phát triển.
(BĐT) - Ngày 1/1/2025, Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng sẽ chính thức có hiệu lực, là dấu mốc quan trọng khi Đà Nẵng hướng đến kỷ niệm 50 năm giải phóng. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo cùng Đà Nẵng hoạch định chiến lược đưa Thành phố vào giai đoạn bứt phá mới, vươn lên vị trí dẫn đầu, tạo động lực lan tỏa phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung - Tây Nguyên.
(BĐT) - Tuần cuối tháng 11/2024, Đà Nẵng đón nhận tin vui Bộ Chính trị đồng ý về mặt chủ trương Đề án Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực. Nghị quyết số 136/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù đã đặt lên vai lãnh đạo TP. Đà Nẵng trọng trách lớn lao đưa Thành phố vượt khỏi phạm vi quốc gia, vươn tầm hội nhập với khu vực và quốc tế thông qua mô hình Trung tâm tài chính.
(BĐT) - Đà Nẵng xác định phát triển công nghệ cao, trong đó có công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) là một bộ phận quan trọng trong 5 nhóm ngành đột phá để phát triển nhanh và bền vững. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng đạt được những kết quả khả quan, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
(BĐT) - Cơ chế đặc thù là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo động lực bứt phá cho các địa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc triển khai nhanh, hiệu quả các dự án đầu tư. Trong giai đoạn thí điểm tại 10 tỉnh, thành hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất cần sớm tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết về cơ chế đặc thù để đưa ra giải pháp phù hợp trong thời gian tới.
(BĐT) - Sau gần 3 năm triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15, 7 trong 8 chính sách đặc thù đã và đang được tỉnh Thanh Hóa vận dụng phù hợp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP năm 2024 trong TOP 3 cả nước. Nhiều mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được Tỉnh nỗ lực hiện thực hóa.
(BĐT) - Từ ngày 1/1/2025, Nghị quyết số 137/2024//QH15 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ có hiệu lực. Ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, chia sẻ với Báo Đấu thầu về cơ hội lớn này và hành động của địa phương để chủ động tiếp cận, tranh thủ tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
(BĐT) - Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 38/2021/QH15 (có hiệu lực từ 01/01/2022 - 01/01/2026) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, các chính sách liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà nước đã góp phần tạo “cú hích” trong đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn, góp phần đưa Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
(BĐT) - Từ kiểm chứng thực tiễn, nhiều cơ chế, chính sách đặc thù được thí điểm cho các địa phương, dự án đường bộ theo các nghị quyết của Quốc hội đã được luật hóa hoặc đề xuất luật hóa để áp dụng chung cho cả nước. Đồng thời, việc tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm trên bình diện rộng hơn, cho các vùng kinh tế sẽ nhanh chóng khai phóng tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của mỗi vùng, tạo động lực, yếu tố mới cho phát triển nhanh và bứt phá trong tương lai.
(BĐT) - Phát biểu trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”.
(BĐT) - Có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của cả nước, TP.HCM đã sớm được xây dựng các chính sách đặc thù để phát triển. Nếu tính từ Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị, đến nay là Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội, TP.HCM đã nhận được những ưu đãi, cơ chế đặc thù tối đa để phát huy trọn vẹn tiềm lực.
(BĐT) - Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội đã tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô kinh tế - xã hội của Thủ đô. Sau hơn 4 năm tổ chức thực hiện, các cơ chế đặc thù này đã đi vào cuộc sống và đạt nhiều kết quả trên các phương diện, đẩy nhanh tiến trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại.
(BĐT) - Thực tế từ dữ liệu lịch sử cho thấy, các kỳ tích tăng trưởng của nền kinh tế đều xuất phát từ tầm nhìn và chính sách đặc thù của Chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển. Trong giai đoạn tăng trưởng mới, thực tế này cũng không có gì thay đổi.
(BĐT) - “Cơn lốc” đầu tư vào hạ tầng giao thông ở cả 3 lĩnh vực: đường bộ cao tốc, hàng không và đường sắt tốc độ cao đang mở ra cho nhà thầu Việt nhiều cơ hội việc làm nhưng cũng đặt ra bài toán về năng lực quản lý, vận hành và làm chủ công nghệ thi công. Phóng viên Báo Đấu thầu đã có cuộc trò chuyện cùng Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về chủ đề này.