Ảnh: Lê Tiên

Hài hòa lợi ích trong chính sách đầu tư PPP

(BĐT) - Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp đặt niềm tin và kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ tháo gỡ những vướng mắc kéo dài của các dự án chuyển tiếp, những vấn đề phát sinh từ thực tiễn và mở rộng cơ hội huy động vốn.
Dự án được triển khai đầu tư theo quy định của Luật PPP chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông, trong đó cơ bản là công trình đường bộ, sân bay. Ảnh: Lê Tiên

Triển khai Luật PPP: Nhiều kết quả tích cực, song rào cản vẫn lớn

(BĐT) - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được nhiều chuyên gia nhận định là mô hình tiềm năng nhất để thu hút nguồn lực về tài chính, kinh nghiệm và kỹ thuật từ khu vực tư nhân cho phát triển hạ tầng. Luật PPP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 đã tạo hành lang pháp lý cao nhất để thu hút đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng thiết yếu theo phương thức PPP.
Ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam dành từ 15 - 18 tỷ USD (khoảng 7% GDP) cho phát triển hạ tầng trong tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25 - 30 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thiện cơ chế huy động tối đa nguồn lực tư nhân

(BĐT) - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không chỉ giúp bổ sung phần vốn thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư hạ tầng, dịch vụ công và khả năng cấp vốn của ngân sách nhà nước, mà khả năng quản trị tốt của khối tư nhân còn giúp dự án được xây dựng nhanh hơn, bảo đảm chất lượng, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho xã hội.
Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư

Xây dựng niềm tin trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhà đầu tư

(BĐT) - Thời gian qua, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) luôn được khuyến khích nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như khai thác hiệu quả năng lực về công nghệ, quản lý của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, kết quả triển khai dự án PPP trên thực tế chưa đạt được sự kỳ vọng.
Nhà đầu tư nhiều dự án BOT ký hợp đồng trong giai đoạn 2011 - 2015 phải bù chênh lệch lãi suất hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Chênh lệch lãi suất vốn vay, cần tháo gỡ khi sửa Luật PPP

(BĐT) - Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT ký hợp đồng từ thời kỳ đầu kêu gọi thu hút tư nhân đầu tư hạ tầng giao thông đang đối diện với nguy cơ vỡ nợ vì chênh lệch lớn giữa lãi suất vốn vay thực tế mà doanh nghiệp dự án huy động và lãi suất được quyết toán theo hợp đồng BOT. Chênh lệch lên đến con số trăm, nghìn tỷ đồng và nếu không có giải pháp cho vấn đề này, rất có thể sẽ có thêm nhiều dự án và nhà đầu tư BOT cần giải cứu trong tương lai gần.
Đa dạng hóa nguồn vốn huy động là giải pháp giải bài toán vốn cho các dự án PPP. Ảnh: Nhã Chi

Giải bài toán vốn cho các dự án PPP

(BĐT) - Các quy định mới trong hoạt động cấp tín dụng như giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, hay giảm hạn mức cho vay tối đa đối với một khách hàng... đang và sẽ tác động đến khả năng huy động vốn vay cho các dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đa dạng hóa phương thức huy động vốn là giải pháp được nhiều nhà đầu tư tính đến khi tham gia vào các dự án PPP giao thông quy mô lớn.
Pháp luật về PPP cần cụ thể hóa các quy định về chế tài xử lý khi các bên chủ thể hợp đồng dự án PPP không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký. Ảnh: Lê Tiên

Hài hòa lợi ích - yêu cầu tiên quyết trong thiết kế chính sách PPP

(BĐT) - Các cơ quan chức năng đang lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý toàn diện cho mô hình PPP. Sau đây là ý kiến của các chuyên gia, nhà đầu tư đánh giá về thực tiễn thu hút đầu tư và đề xuất giải pháp để tăng sức hấp dẫn cho các dự án PPP ở Việt Nam.
Cần lựa chọn dự án phù hợp, khả thi về tài chính, thu hồi được vốn, theo đúng nguyên tắc dự án PPP để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực văn hóa - thể thao. Ảnh: Song Lê

Kích hoạt dòng vốn vào văn hóa - thể thao

(BĐT) - Văn hóa - thể thao cần được đẩy mạnh đầu tư nhằm củng cố “sức mạnh mềm của nền kinh tế Việt Nam”. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công hạn chế, các lĩnh vực này rất cần thu hút nguồn lực xã hội để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đánh giá dư địa là rất lớn, nhiều địa phương mong muốn được mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), tăng cơ hội thu hút nguồn lực tư nhân phát triển các thiết chế văn hóa - thể thao.
Nhà hát Bến Thành được kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP. Ảnh: Song Lê

Thiết chế văn hóa - thể thao tại TP.HCM chờ “thay áo mới”

(BĐT) - TP.HCM, Sài Gòn xưa là vùng đất hoa lệ với những địa điểm văn hóa - thể thao quy mô, hiện đại, thu hút đông đảo người dân. Thế nhưng, thực tế đáng buồn là những điểm đến vang bóng một thời nay đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí trở thành điểm giữ xe hay bán cà phê, cơm tấm…, khiến không ít người dân tiếc nuối.
Tài chính tư nhân tham gia vào dự án PPP tại Việt Nam chủ yếu gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và các khoản vay tín dụng. Ảnh: Lê Tiên

Thay đổi để tăng sức hút tài chính tư nhân

Câu hỏi đầu tiên với dự án PPP, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, là làm sao huy động được tài chính tư nhân trong và ngoài nước tham gia hợp sức với nguồn lực nhà nước. Trong câu chuyện với Báo Đấu thầu, ông Phan Vinh Quang, chuyên gia tư vấn của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chia sẻ cách thức đa dạng hóa kênh huy động vốn, những quan ngại từ nhà đầu tư, định chế tài chính quốc tế và kỳ vọng vào những chính sách cởi mở hơn, ít rủi ro, tăng sức hấp dẫn cho dự án PPP.
Các nhà đầu tư dự án PPP mong sớm có quy định cụ thể về việc chia sẻ phần giảm doanh thu, chế tài bù đắp phần thiếu hụt doanh thu do không được điều chỉnh giá, phí. Ảnh: Thanh Huyền

“Tiếp sức” cho các nhà đầu tư hạ tầng

(BĐT) - Với tốc độ phát triển đều đặn hàng năm của các phương tiện giao thông và thói quen lựa chọn đường bộ là phương thức di chuyển chủ đạo, hạ tầng giao thông vận tải được đánh giá là lĩnh vực có nhiều dư địa để thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, với quy mô đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, các nhà đầu tư cần “tiếp sức” bởi cơ chế đầu tư minh bạch, sòng phẳng và đồng hành trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trên cả vòng đời dự án PPP giao thông.
Dự án BOT Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3 đã đóng góp 90 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia sau 20 năm vận hành thương mại. Ảnh: Song Lê

Huy động nguồn lực tư nhân cho dự án năng lượng

(BĐT) - Thời gian qua, nhiều dự án năng lượng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã góp phần đáng kể bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế, làm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam sẽ cần tới hàng trăm tỷ USD để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng điện. Để huy động nguồn lực khổng lồ này, nhiều ý kiến cho rằng, PPP tiếp tục là giải pháp hữu hiệu, song cần có thay đổi để tăng sức hấp dẫn.
Cảng hàng không Quảng Trị được đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Kỳ vọng nâng cấp hạ tầng miền Trung - Tây Nguyên

(BĐT) - Những đồng vốn tư nhân đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đang như những cánh tay vạm vỡ nối dài tiếp lực cùng ngân sách nhà nước tạo nên những công trình hạ tầng giao thông quy mô lớn, từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng miền Trung và Tây Nguyên.
Theo Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội được phép quyết định dự án BT trong lĩnh vực giao thông vận tải, thủy lợi, thoát nước, xử lý nước thải. Ảnh: Nhã Chi

Dự án BT không “có lỗi”

(BĐT) - Cùng với BOT, BT là loại hợp đồng được áp dụng nhiều nhất để thu hút nhà đầu tư tư nhân vào phát triển hạ tầng trong giai đoạn đầu. Với các dự án BT, một lượng vốn lớn từ khu vực tư nhân đã đổ vào nhiều công trình, dự án bất động sản đã hoàn thành, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho người dân.
Việc giảm lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường BOT hiện hữu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sụt giảm doanh thu. Ảnh: Nhã Chi

Trả lại công bằng cho những dự án PPP bên bờ vực phá sản

(BĐT) - Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hàng loạt dự án PPP (hợp đồng BOT) giao thông bị sụt giảm doanh thu, nguy cơ vỡ phương án tài chính hoàn vốn đầu tư nếu không chấm dứt hoặc điều chỉnh cơ chế thực hiện hợp đồng. Trước thực tế này, nhiều nhà đầu tư mong mỏi các cơ quan chức năng vào cuộc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vực dậy các dự án BOT trên bờ vực phá sản.
Từ năm 2013 đến nay, Quảng Ninh đã triển khai 46 dự án PPP với tổng số vốn 58.800 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Làm sao khai “mỏ vàng” PPP cho phát triển?

(BĐT) - Khảo sát của phóng viên Báo Đấu thầu cho thấy, trong giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương vắng bóng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Làm sao để khai “mỏ vàng” PPP cho phát triển là bài toán đáng đặt ra trong bối cảnh một số địa phương từng ghi dấu ấn thành công trong thu hút đầu tư PPP, mang đến những kinh nghiệm từ thực tiễn và mới đây, nhiều địa phương được Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư, hiện đại hóa hạ tầng phát triển.

Chuyên đề