Ảnh: Lê Tiên

Khai phóng nguồn lực đất đai

(BĐT) - Với nền tảng pháp lý mới, thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước bước chuyển lớn, phục hồi và nâng tầm phát triển. Dù còn có những vấn đề phải giải quyết, nhưng nhiều chủ đầu tư, địa phương, doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược mới, giải pháp mới nhằm khai thác lợi thế đất đai cho tăng trưởng, biến “tấc đất” thành “tấc vàng”, tiếp tục góp sức vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Các luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực sẽ tác động lớn đến thị trường và các chủ thể liên quan. Ảnh: Lê Tiên

Khai phóng nguồn lực đất đai cho tăng trưởng

(BĐT) - Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, phát huy tiềm năng, sử dụng hiệu quả giá trị nguồn lực đất đai cho tăng trưởng.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng góp phần giúp Đông Nam Bộ hiện thực hóa mục tiêu có khoảng 125 - 130 KCN đến năm 2030. Ảnh: Lê Tiên

Kiến tạo hạ tầng, kích hoạt tiềm năng nhiều vùng đất

(BĐT) - Những năm gần đây, hệ thống hạ tầng chiến lược được đầu tư với quy mô hàng trăm nghìn tỷ đồng. Trong đó, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm như cảng hàng không, đường cao tốc, cảng biển… được hoạch định, xây dựng từ Bắc chí Nam, kích hoạt tiềm năng nhiều vùng đất, tạo động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng.
Khu công nghiệp THACO Chu Lai phát triển mạnh mẽ thời gian qua nhờ kết nối hạ tầng đồng bộ, đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh Quảng Nam

Bất động sản công nghiệp miền Trung: Bừng lên những cơ hội mới

(BĐT) - Các đại dự án hạ tầng giao thông đường bộ mang tính chiến lược quốc gia đang được đầu tư; sân bay, cảng biển được cải tạo, nâng cấp và xây mới kết nối liên hoàn, đồng bộ, xuyên suốt đang mở rộng tiềm năng và cơ hội phát triển bất động sản công nghiệp (BĐSCN) của các tỉnh miền Trung. Hàng loạt khu công nghiệp (KCN) mới đang được đầu tư xây dựng bên cạnh các KCN hiện hữu.
Một số địa phương khu vực phía Bắc Đồng bằng sông Hồng nắm bắt lợi thế hạ tầng giao thông để liên kết phát triển khu công nghiệp. Ảnh: Nhã Chi

Bước chuyển chiến lược tại Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Cùng với Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển công nghiệp sôi động nhất cả nước. Để đón “đại bàng”, các địa phương đang tích cực chuẩn bị mặt bằng sạch, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp (KCN). Một số địa phương đã có bước chuyển sang mô hình KCN dịch vụ, sinh thái; đồng thời tận dụng lợi thế hạ tầng (cao tốc, cảng biển, kho vận…) liên kết với nhau tạo thành thế mạnh cấp vùng vượt trội nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn.
Nhà đầu tư Khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) sắp được bàn giao 210 ha đất để xây dựng hạ tầng giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Nhã Chi

Phát triển khu công nghiệp: Tấc đất, tấc vàng

(BĐT) - Ngược dòng với những biến động, thách thức của nhiều phân khúc bất động sản, bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng về cung - cầu, tỷ lệ lấp đầy và tăng trưởng giá thuê. Với mức tăng trưởng hàng năm đạt 19% trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), việc đưa vào vận hành và phát triển các KCN giúp kinh tế nhiều địa phương “cất cánh”, mỗi “tấc đất” đều có cơ hội trở thành “tấc vàng”.
Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) do tư nhân đầu tư đạt tiêu chí khu công nghiệp sinh thái

Trợ lực phát triển khu công nghiệp sinh thái

(BĐT) - Chiến lược quốc gia về phát triển xanh giai đoạn 2021 - 2030 cũng như cam kết của Chính phủ tại COP26 đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 đặt ra nhiều yêu cầu, mục tiêu phải hiện thực hóa, trong đó có việc chuyển dịch khu vực sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển xanh, bền vững.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2024. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp “sống khỏe”

(BĐT) - Trong khi các loại hình bất động sản như nhà ở, du lịch, văn phòng cho thuê đối diện với nhiều khó khăn, thì bất động sản công nghiệp (BĐSCN) vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, được dự báo sẽ “sống tốt” trong năm 2024 và các năm tới.
Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Ảnh: Lê Tiên

Nhà ở xã hội chờ vận hội mới

(BĐT) - Hàng chục tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn đăng ký đầu tư hơn 1,5 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) để tham gia thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH giai đoạn 2021 - 2030. Trên nền tảng chính sách mới, các doanh nghiệp kỳ vọng sớm được tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, để góp sức cho Đề án thành công.
Nhà phố thương mại kết hợp nghỉ dưỡng bỏ hoang hàng loạt tại Phú Quốc (Kiên Giang). Ảnh: Hà Minh

Bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng

(BĐT) - Về triển vọng của phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng, Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) nhận định: “BĐS nghỉ dưỡng có thể là phân khúc phục hồi cuối cùng của thị trường, có thể phải đợi đến năm 2025. Trước mắt, năm 2024 vẫn sẽ là một năm ảm đạm đối với phân khúc này do những vướng mắc chưa được tháo gỡ. Ưu tiên của thị trường BĐS đang dành cho loại hình có nhu cầu ở thực như nhà riêng lẻ, chung cư…”.
Năm 2024, các phân khúc chung cư, đất nền, liền kề, biệt thự, shophouse dự kiến sẽ nhận được sự quan tâm của dòng tiền đầu tư. Ảnh: Tiên Giang

Kỳ vọng thị trường bất động sản minh bạch hơn, hiệu quả hơn

(BĐT) - Tại Chỉ thị số 14/2024/CT-TTg ban hành ngày 2/5/2024, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có những giải pháp liên quan đến thị trường bất động sản. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ, ngành thực hiện những công việc cụ thể, góp sức phục hồi và phát triển thị trường này.
Sau chu kỳ hiệu chỉnh luật hóa bất động sản lần thứ hai (2019 - 2024), thị trường bất động sản được kỳ vọng phục hồi tích cực. Ảnh: Lê Tiên

Chu kỳ bất động sản: Dự báo và kỳ vọng

(BĐT)- Hơn nửa thập kỷ qua, thị trường bất động sản (BĐS) lay lắt trong tình trạng suy thoái với thanh khoản nhỏ giọt, nguồn cung khan hiếm, pháp lý BĐS chưa được tháo gỡ triệt để, tín dụng BĐS gặp khó khăn, vướng mắc hơn bao giờ hết. Hàng vạn doanh nghiệp kinh doanh địa ốc chọn giải pháp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể trước một chu kỳ BĐS vô vàn khó khăn, thử thách… Doanh nghiệp đang trông đợi chu kỳ phát triển mới của thị trường sẽ bắt đầu từ năm 2025, với những thay đổi căn bản về pháp lý.
Đất nền, căn hộ thanh khoản tốt dần

Đất nền, căn hộ thanh khoản tốt dần

(BĐT) - Đi qua năm 2023, Hà Nội và TP.HCM chứng kiến nguồn cung mới các sản phẩm nhà ở thấp nhất trong 1 thập kỷ, với lần lượt gần 13.000 căn và hơn 8.700 căn. Những tháng đầu năm 2024, thị trường đang dần cho thấy một số chuyển động tích cực về nguồn cung và sức cầu do hội tụ nhiều yếu tố hỗ trợ các chủ đầu tư cũng như người có nhu cầu mua bất động sản.
Tỉnh Quảng Ngãi đã lập kế hoạch cụ thể triển khai Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Duy Sinh

Chuyển hóa tầm nhìn, mục tiêu thành hiện thực

(BĐT) - Sau khi được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cuối năm 2023) và công bố rộng rãi quy hoạch này, cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch triển khai Quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt để sớm đưa Quy hoạch vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Theo Quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2050, tỉnh Quảng Ngãi dành quỹ đất lớn đầu tư và kêu gọi đầu tư các khu công nghiệp. Ảnh: Duy Sinh

Lan tỏa sức hút đầu tư của Khu kinh tế Dung Quất

(BĐT) - 45.332 ha là diện tích Khu kinh tế (KKT) Dung Quất hiện hữu với 6.648 ha được quy hoạch cho 10 khu công nghiệp (KCN), dự kiến tạo ra dư địa rộng lớn cho phát triển bất động sản công nghiệp.
Hạ tầng được Quảng Ngãi tập trung nguồn lực đầu tư nhằm kết nối các hàng lang, không gian, trục kinh tế theo quy hoạch đã được duyệt. Ảnh: Duy Sinh

Bứt phá hạ tầng, kết nối liên thông các trục kinh tế

(BĐT) - Nhằm hiện thực hóa quan điểm, mục tiêu phát triển trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi đang tận dụng nguồn ngân sách trung ương và địa phương tập trung đầu tư đồng bộ, hiện đại hạ tầng kinh tế - xã hội, kết nối liên thông các trục kinh tế, hành lang kinh tế, vùng động lực kinh tế nội tỉnh và liên kết các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung cùng lan tỏa lợi ích lớn, phục vụ đa mục tiêu phát triển.
Lợi thế cạnh tranh về cảng nước sâu là cơ sở để Quảng Ngãi quy hoạch các lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ khí, năng lượng, logistics và đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn sắp tới. Ảnh: Duy Sinh

Rộng đường thu hút đầu tư vào Quảng Ngãi

(BĐT) - Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã mở cánh cửa cho Quảng Ngãi bước vào giai đoạn phát triển mới, định hình rõ nét hơn các lĩnh vực mũi nhọn để thu hút đầu tư phù hợp mục tiêu tăng trưởng của địa phương. Triển khai quy hoạch này, một danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2024 - 2025 phân bổ đều ở các ngành, lĩnh vực đã được tỉnh Quảng Ngãi đưa ra lấy ý kiến từ các sở, ngành, địa phương nhằm hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công nghiệp Long An phát triển mạnh

Bùng nổ nhu cầu cho thuê bất động sản tại Long An

(BĐT) - Là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, đặc biệt là kinh tế công nghiệp, Long An đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực này. Hiện Long An có số lượng chuyên gia nước ngoài đến sinh sống và làm việc trong “TOP” đầu cả nước, kéo theo nhu cầu thuê nhà ở chất lượng cao tăng mạnh.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư