Kỳ vọng bước chuyển lớn trong đấu thầu

Kỳ vọng bước chuyển lớn trong đấu thầu

(BĐT) - Kết quả biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) sáng 23/6 cho thấy các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã tán thành cao với những điểm điều chỉnh và đổi mới quan trọng trong Dự thảo Luật này. Báo Đấu thầu ghi nhận những kỳ vọng, gửi gắm của ĐBQH đối với quá trình thực thi Luật thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Vũ Lâm Hiển

Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi)

(BĐT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng nay (23/6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) với số phiếu tán thành cao. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 460/474 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật, đạt tỷ lệ 93,12%.
Báo chí góp sức cùng doanh nghiệp, cùng nền kinh tế băng qua khó khăn. Ảnh: Nam An

Thúc đẩy minh bạch, công bằng và hiệu quả của nền kinh tế

(BĐT) - Chia sẻ với Báo Đấu thầu, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá cao vai trò quan trọng của truyền thông báo chí, đồng thời thúc đẩy báo chí vào cuộc mạnh hơn trong việc phản ánh thực tế, cải thiện sự minh bạch, công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, vì mục tiêu phát triển của người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Các vấn đề nổi cộm của ngành y tế là nội dung phổ biến, chiếm thời lượng lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Báo chí góp phần gỡ vướng đấu thầu trong ngành y

(BĐT) - Từ các vấn đề nổi cộm liên quan đến việc thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế (TBYT) liên tục được báo chí phản ánh trong thời gian qua, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã cơ bản tiếp thu, nghiên cứu để chỉnh sửa và đưa ra giải pháp phù hợp.
Nhiều ĐBQH ủng hộ việc mở cơ chế mua sắm thông qua chỉ định thầu, LCNT mua sắm trực tiếp… để đáp ứng ngay nhu cầu thực tiễn. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Chỉ định thầu trong lĩnh vực y tế: Tạo cơ chế chủ động nhưng không buông lỏng

(BĐT) - Thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu sẽ tăng tính cạnh tranh, nhưng trong một số trường hợp cấp bách, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ủng hộ việc mở cơ chế mua sắm thông qua chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu (LCNT) mua sắm trực tiếp… để đáp ứng ngay nhu cầu thực tiễn. Kèm theo đó, cần có chế tài chặt chẽ và tăng cường giám sát xã hội để tránh lạm dụng, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung Điều 55 quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, thiết bị y tế nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân. Ảnh: Lê Tiên

Giải quyết bất cập của mô hình máy đặt, máy mượn

(BĐT) - Mô hình máy đặt, máy mượn đã được thực hiện từ nhiều năm qua (chiếm trên 95% tổng số máy), nhưng thực tế đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập. Với việc Dự thảo Luật Đấu thầu đưa ra 5 cách thức để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia trong ngành tin rằng bất cập của mô hình máy đặt, máy mượn sẽ được giải quyết dứt điểm khi Luật có hiệu lực.
Giải quyết căn cơ các bất cập trong mua sắm thuốc, vật tư y tế

Giải quyết căn cơ các bất cập trong mua sắm thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - Tại phiên thảo luận ngày 24/5/2023, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá, Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) cơ bản tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp từ Kỳ họp thứ tư cho đến nay. Trên cơ sở đó, Dự thảo Luật đã đưa ra những giải pháp căn cơ, triệt để nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế, vừa tăng tính chủ động cho các cơ sở y tế.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được xây dựng theo hướng bảo đảm thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước, nhưng không làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nguồn vốn nhà nước. Ảnh: Huyền Trang

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Hài hòa, cân bằng nhiều mục tiêu

(BĐT) - Luật Đấu thầu là dự án luật khó cả về quan điểm chính sách và kỹ thuật lập pháp. Luật vừa phải giải quyết vướng mắc phát sinh, vừa phải tạo được điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu thầu, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước. Đâu là điểm cân bằng là một bài toán rất khó, bởi quản lý chặt quá thì sẽ làm mất quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, nhưng nếu lỏng quá lại không bảo đảm vai trò quản lý nhà nước.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã bổ sung chính sách ưu đãi nhằm hoàn thiện quy định về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong nước, mua sắm sản phẩm đổi mới sáng tạo, mua sắm xanh… Ảnh: Nguyễn Văn Cường

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Tạo cơ chế tăng cường nội lực doanh nghiệp

(BĐT) - Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao nội lực của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Tại Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chính phủ đề xuất bổ sung giải pháp góp phần tăng cường nội lực cho nhà thầu Việt Nam.
Từ trước đến nay, dù nhiều gói thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu, các doanh nghiệp nhà nước vẫn có cơ chế quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu

Áp dụng Luật Đấu thầu với công ty con của DNNN: Lợi bất cập hại

(BĐT) - Đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu (sửa đổi) là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hay cả DNNN và công ty con là nội dung được cộng đồng DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm. Trong các phiên thảo luận trước khi Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được trình ra Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng, nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh tới các công ty con của DNNN sẽ tạo thêm rào cản kinh doanh cho hàng loạt DN, mặt hại sẽ nhiều hơn...
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định về các cơ chế mua hóa chất, thiết bị y tế để giải quyết dứt điểm vướng mắc, bất cập của mô hình máy đặt, máy mượn. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Gỡ nhiều vướng mắc, tăng cạnh tranh, hiệu quả đấu thầu

(BĐT) - Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5, khai mạc ngày 22/5/2023. Dự thảo Luật bổ sung nhiều quy định nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc và thích ứng với các đòi hỏi từ thực tiễn, tăng cường hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, nâng cao hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về đấu thầu trong thời gian tới.
Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định áp dụng Luật Đấu thầu đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp. Ảnh: Lê Tiên

Hài hòa quản lý vốn nhà nước và quyền tự chủ của doanh nghiệp

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, việc quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cần hài hòa giữa việc quản lý chặt chẽ vốn nhà nước và tôn trọng quyền tự chủ, quyết định kinh doanh của DN theo tinh thần của Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Đồng thời, quy định của pháp luật về đấu thầu cũng cần đồng bộ, tránh chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có quản lý hoạt động của DNNN.
Việc mở rộng các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thiện khung pháp lý mở rộng đấu thầu dự án sử dụng đất

(BĐT) - Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là một phương pháp hữu ích để lựa chọn được một nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm phát triển dự án đầu tư có sử dụng đất. Việc hoàn thiện các chính sách pháp luật để thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực từ đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ chế nhằm sàng lọc, phân loại nhà thầu, tăng cơ hội cạnh tranh tại Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) nhận được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Văn

Luật Đấu thầu (sửa đổi): Tăng cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp

(BĐT) - Các nội dung mới của Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), nhất là cơ chế linh hoạt nhằm sàng lọc, phân loại nhà thầu, tăng cơ hội cạnh tranh, khẳng định uy tín, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu nhận được sự đồng thuận lớn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) tại Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Hội thảo do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức tại TP.HCM ngày 14/4/2023.
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng rất lớn vào nền tảng pháp lý mới để khắc phục hạn chế, bất cập trong đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa. Ảnh: Tiên Giang

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Kỳ vọng bước chuyển lớn

(BĐT) - Hơn 150 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và chuyên gia tham dự Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) diễn ra ngày 13/4, tại Hà Nội cho thấy sự kỳ vọng rất lớn vào nền tảng pháp lý mới, để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong các lĩnh vực như xây lắp, mua sắm hàng hóa... Để giải quyết được những vấn đề này, đòi hỏi sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan, trong đó pháp luật về đấu thầu là một mắt xích quan trọng.
Toàn cảnh Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sáng 13/4 tại Hà Nội

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Mong các doanh nghiệp góp ý để hoạt động đấu thầu tăng hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế

(BĐT) - Sáng ngày 13/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cùng Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) nhằm thảo luận, góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đàm phán giá để mua sắm được thiết bị, vật tư y tế với giá tốt nhất. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Đồng thuận cao về cơ chế mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế

(BĐT) - Mua sắm thuốc, vật tư tiêu hao (VTTH), trang thiết bị y tế (TTBYT) là nội dung tiếp tục nhận được nhiều quan tâm thảo luận và góp ý tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách diễn ra ngày 5/4 dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Chuyên đề