Ảnh: Tường Lâm

Những công trình khai phóng tiềm năng đất nước

(BĐT) - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong các đột phá chiến lược để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước thịnh vượng, hùng cường. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, hệ thống giao thông Việt Nam đang được tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ trên cả 5 hình thái: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa và hàng hải.
Những mảnh ghép hạ tầng giao thông đang được hoàn thiện, tạo các trục dọc kết nối TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long và các trục ngang kết nối nội vùng. Ảnh: Tường Lâm

Diện mạo hạ tầng giao thông vùng đất “Chín Rồng”

(BĐT) - Những tuyến cao tốc được nối dài, thêm nhiều cây cầu nối những bờ vui, hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thay đổi từng ngày. “Con đường thịnh vượng” không còn là giấc mơ của hàng chục triệu người dân Tây Nam Bộ mà đang dần trở thành hiện thực.
Cầu Trà Khúc 1 thiết kế theo kiến trúc bờ xe nước Sông Trà đang được Quảng Ngãi hoàn tất thủ tục đầu tư. Ảnh: Hà Minh

Quảng Ngãi: Tạo đột phá từ hạ tầng, mở không gian phát triển

(BĐT) - Xác định hạ tầng là lĩnh vực quan trọng, tạo đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ngãi đã và đang tập trung nguồn lực cho kết cấu hạ tầng gắn với một số công trình hiện đại. Sau nửa nhiệm kỳ phấn đấu, những dấu ấn đầu tư lĩnh vực này đã được cụ thể hóa và dần rõ nét.
Một số đoạn tuyến của Dự án Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh thành phần IIb đã thảm bê tông nhựa. Ảnh: Minh Hạnh

Quảng Ngãi đầu tư hạ tầng để tạo đà bứt phá

(BĐT) - Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm đang được các nhà thầu ngày đêm thi công để kịp khớp nối, đồng bộ cùng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, tuyến đường ven biển, Quốc lộ 1, cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Các dự án này sẽ như những cánh tay nối dài vẫy gọi sản vật từ vùng đất Tây Nguyên băng đèo về cảng biển, sân bay, bến tàu, ga hàng hóa, hỗ trợ thiết thực cho Quảng Ngãi tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư, hình thành và khai thác dịch vụ logictics.
Làm 3 ca 4 kíp, thi công xuyên đêm là chuyện thường nhật nơi công trường để các công trình kịp về đích đúng tiến độ. Ảnh: Huyền Trang

Hạnh phúc thầm lặng sau mỗi công trình

(BĐT) - Thời gian qua, hàng loạt công trình giao thông lớn được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã từng bước tạo nên hình hài, diện mạo bề thế, hiện đại cho hạ tầng đất nước. Đằng sau dấu ấn “cán đích” của mỗi công trình là mồ hôi, nước mắt, là sự “gồng mình” để vật lộn với thiên nhiên và hàng loạt khó khăn nơi công trường của những người thợ thời 4.0.
Cầu Đồng Việt vượt sông Thương nối Bắc Giang và Hải Dương là cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và lớn nhất tại Bắc Giang. Ảnh: Tường Lâm

Những nhịp cầu kết nối khát vọng phát triển

(BĐT) - Kể từ ngày cầu Như Nguyệt bắc qua bờ sông Cầu, người dân Bắc Giang và Bắc Ninh qua lại thuận tiện hơn so với trước. Đến Tết Nguyên đán năm nay, hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên sẽ có thêm kết nối mới khi chủ đầu tư và các nhà thầu quyết tâm đưa Dự án Cầu Hòa Sơn về đích đúng hạn. Và một ngày không xa nữa, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương sẽ được kết nối bởi cây cầu Đồng Việt.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn với công suất 2,5 triệu lượt hành khách/năm, khu xử lý hàng hóa công suất 10.000 tấn/năm do Tập đoàn Sun Group đầu tư. Ảnh: Tường Lâm

Dấu ấn nguồn lực tư nhân nâng tầm giao thông đất nước

(BĐT) - Khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia đầu tư nhiều dự án hạ tầng lớn trên cả nước, đậm nét nhất ở lĩnh vực đường bộ, hàng không. Nguồn lực từ khu vực kinh tế này đã chia sẻ gánh nặng với ngân sách nhà nước, góp phần hình thành những công trình hạ tầng lớn, hiện đại, tạo tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 khoảng 738.500 tỷ đồng, tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa. Ảnh: Lê Tiên

Hiện đại hóa hạ tầng giao thông để Đông Nam Bộ đột phá

(BĐT) - Ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Đây là mô hình hội đồng điều phối vùng đầu tiên của cả nước với kỳ vọng duy trì và tạo đột phá cho khu vực “ đầu tàu” kinh tế trong bối cảnh mới. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là tạo dựng hình hài các trục kết nối hạ tầng giao thông khu vực Đông Nam Bộ.
Tuyến đường bộ ven biển quốc gia đang được đẩy mạnh đầu tư sẽ tạo điều kiện để các lĩnh vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung phát triển sôi động. Ảnh: Hà Minh

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Liên kết hạ tầng để phát triển

(BĐT) Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là khu vực kinh tế có địa hình trải dài nhất cả nước với hơn 1.716 km theo đường bộ và gần 2.000 km theo đường bờ biển. Đặc điểm vị trí địa lý đa số tương đồng với lưng tựa núi, mặt tiền hướng biển nên để tạo sự phát triển đồng đều, cộng hưởng, bên cạnh nguồn lực từ Trung ương, các địa phương khu vực này đang nỗ lực cân đối ngân sách, huy động mọi nguồn lực từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đường bộ, hàng không, cảng biển, đường thủy và đường sắt.
Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang sẽ góp phần hình thành hành lang phát triển kinh tế từ vùng Đồng bằng sông Hồng tới Tuyên Quang và Hà Giang. Ảnh: Tường Lâm

Khơi thông động lực kinh tế miền núi phía Bắc

(BĐT) - Dự án trọng điểm quốc gia - cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) dài hơn 100 km, với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được khởi công với sứ mệnh tạo liên kết vùng, nội vùng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang nói riêng cũng như vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung.
Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam và nằm trong danh sách ưu tiên đầu tư. Ảnh: Huyền Trang

Bước phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông Việt Nam

(BĐT) - Nhờ tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư, hạ tầng giao thông của Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và với quốc tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều việc phải hoàn thiện để tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
Việc huy động nguồn vốn tư nhân, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án PPP đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Tường Lâm

Gỡ vướng chính sách PPP: Khơi nguồn lực tư nhân vào hạ tầng giao thông

(BĐT) - Theo nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam chỉ có thể dành 15 - 18 tỷ USD (khoảng 7% GDP) cho hạ tầng, trong khi tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25 - 30 tỷ USD, bao gồm cả ngành điện. Mỗi năm, dự kiến Việt Nam thiếu 15 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng, do đó, nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu, khi mức nợ công của Việt Nam được thiết lập ở mức 60% GDP.
Tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ là "trục xương sống" trên hành lang Bắc - Nam, là động lực phát triển kinh tế với việc mở ra và kết nối không gian phát triển mới

Tầm nhìn phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang tổ chức các đoàn khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi của chuyên gia trong nước và quốc tế để từng bước hoàn thiện và trình phê duyệt Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Mặc dù vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau của các bộ, ngành, giới chuyên môn về vấn đề này nhưng tất cả đều thống nhất, đầu tư đường sắt cao tốc là đầu tư dài hạn, phấn đấu năm 2045, Việt Nam sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đạt công suất 100 triệu lượt hành khách/năm

Rộng mở bầu trời, phương Nam cất cánh

(BĐT) - Sự kiện khởi công 2 nhà ga Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành và Nhà ga T3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2023 không chỉ là dấu mốc quan trọng với ngành hàng không Việt Nam mà còn mang tới kỳ vọng tạo thêm động lực cho “đầu tàu” kinh tế Đông Nam Bộ cất cánh...
Cầu Mỹ Thuận 2 nằm trên trục đường cao tốc từ TP.HCM đi TP. Cần Thơ, kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, nối liền hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang. Ảnh: Tiên Giang

Vượt khó xây những cây cầu...

(BĐT) - Chưa giai đoạn nào tại khu vực phía Nam có nhiều dự án cầu quy mô lớn được đồng loạt triển khai như hiện nay. Với mạng lưới sông ngòi dày đặc của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hệ thống sông lớn như Đông Nam Bộ, giấc mơ về những cây cầu “kết nối bờ vui” đang đến gần người dân hơn bao giờ hết, với khát vọng đưa kinh tế khu vực phát triển thịnh vượng, xứng với tiềm năng.
Niềm vui, niềm tự hào lớn nhất của nhà thầu giao thông là để lại dấu ấn trên những công trình hạ tầng tầm cỡ đóng góp cho sự phát triển của đất nước . Ảnh: Tường Lâm

Dấu ấn những người mở đường cho tương lai thịnh vượng

(BĐT) - Trên những đại công trường vẽ nên hình hài các công trình bề thế, hoàn thiện hạ tầng khang trang, hiện đại của đất nước có mồ hôi, sự nỗ lực, trí tuệ xen lẫn niềm tự hào của các nhà thầu thi công. Báo Đấu thầu ghi nhận những câu chuyện thực tế trên công trường, cảm nhận của một số nhà thầu - nhân tố đóng góp trực tiếp vào “quả ngọt” hạ tầng cho đất nước và những kỳ vọng của địa phương, doanh nghiệp.
Tiến độ Dự án Đường vành đai phía Tây Đà Nẵng đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh - giai đoạn 1 được cải thiện rõ nét sau khi Xây dựng Trường Sơn đảm nhiệm. Ảnh: Hà Minh

Nâng cấp hệ thống giao thông: Xây dựng Trường Sơn đồng hành vượt khó cùng Đà Nẵng

(BĐT) - Tại hai dự án đường vành đai phía Tây và phía Tây 2 Đà Nẵng, vượt qua khó khăn, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Nhà thầu Trường Sơn) đang đồng hành cùng Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ, góp phần cùng địa phương nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại hiện đại, liên thông với các trục cao tốc quốc gia, thúc đẩy phát triển khu vực rộng lớn của huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu và kết nối toàn Thành phố.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Ảnh: Tường Lâm

Những quyết sách làm nên dáng vóc hạ tầng Việt Nam

(BĐT) - Mấy năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng Việt Nam vươn mình trỗi dậy với nhiều công trình chiến lược được triển khai. Hệ thống đường bộ tốc độ cao, năng lực thông hành lớn với trục dọc Bắc - Nam, trục ngang Đông - Tây, các vành đai động lực đồng bộ, hiện đại dần được định hình, hiện thực hóa mỗi ngày.
Đến năm 2030, nguồn vốn xã hội hóa, huy động ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là khoảng 980 nghìn tỷ đồng, chiếm 52% tổng nhu cầu vốn. Ảnh: Huyền Trang

Giao thông Việt Nam trong tầm nhìn xanh, hiện đại, đồng bộ và bài bản

(BĐT) - Ngành giao thông vận tải (GTVT) đã hoàn thành gần như đồng thời 5 quy hoạch chuyên ngành để tạo sự kết nối, đồng bộ cho hệ thống “huyết mạch” của đất nước. Báo Đấu thầu có cuộc trao đổi với ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển GTVT thuộc Bộ GTVT về bức tranh quy hoạch giao thông tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng như các giải pháp huy động nguồn lực, hiện thực hóa mạng lưới giao thông Việt Nam.
Nhóm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những nút thắt và tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng. Ảnh: Tường Lâm

Tháo điểm nghẽn cơ chế, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

(BĐT) - Ngày 28/11/2023, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ (Nghị quyết). Việc áp dụng 5 nhóm chính sách thí điểm theo Nghị quyết được đánh giá là rất cần thiết để tháo gỡ những nút thắt và tạo đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Chuyên đề