Ảnh: Trần Minh Lương

Cần Thơ: Rộng mở cơ hội phát triển

(BĐT) - TP. Cần Thơ đang định hình 10 ngành kinh tế ưu tiên với khát vọng đến năm 2030, sẽ trở thành trung tâm động lực của Đồng bằng sông Cửu Long và năm 2050 trở thành thành phố thông minh, đáng sống, là nơi hội tụ của văn minh sông nước Mê Kông.
Cần Thơ hoạch định trở thành thành phố đáng sống, hướng tới sự phát triển cân bằng, hài hòa theo 3 trụ cột: kinh tế - xã hội - môi trường. Ảnh: Minh Lương

Cần Thơ sẽ là thành phố đáng sống, “trái tim” vùng châu thổ Cửu Long

(BĐT) - Đến năm 2050, Cần Thơ sẽ trở thành thành phố thông minh, đáng sống, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Ở đích gần hơn, đến năm 2030, Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đó là tầm nhìn chiến lược đang được chính quyền TP. Cần Thơ hoạch định với nhiều nhiệm vụ trọng tâm mang tính đột phá, nhằm sắp xếp không gian phát triển, khai phóng tiềm năng, tạo xung lực cho những đột phá mới.
Chiến lược phát triển không gian của TP. Cần Thơ đảm bảo phân vùng mang đậm bản sắc sông nước và kết nối vùng, chú trọng phát triển đô thị ven sông. Ảnh: Lê Tiên

Động lực tăng trưởng từ sắp xếp không gian phát triển

(BĐT) - TP. Cần Thơ đang định hướng tổ chức, sắp xếp lại không gian với các trung tâm kinh tế động lực, các vùng, trục dọc, ngang, mở ra không gian phát triển mới, đưa Cần Thơ trở thành trung tâm động lực của vùng đất ”chín rồng”. Định hướng phân bổ không gian với các vùng công năng đô thị, công nghiệp, nông thôn được kỳ vọng sẽ đánh thức các tiềm năng, lợi thế, tạo ra động lực đáng kể cho sự phát triển bứt phá của Thành phố trong giai đoạn tới.
10 ngành kinh tế ưu tiên đã được lựa chọn dựa trên thế mạnh của TP. Cần Thơ và triển vọng phát triển của từng ngành

Cần Thơ khoác “áo mới”, tăng thu hút đầu tư

(BĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ Lê Thanh Tâm cho biết, các giải pháp chiến lược chính để thực hiện Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên các thế mạnh sẵn có của Thành phố. Đồng thời, chiến lược thu hút các nguồn lực đầu tư được xây dựng nhằm đưa TP. Cần Thơ thực sự là thành phố đáng sống, đáng là lựa chọn đầu tư của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Việc phân vùng công năng tại TP. Cần Thơ vừa phải đảm bảo tính phù hợp, vừa đảm bảo tính thống nhất liên vùng cho phát triển. Ảnh: Lê Tiên

Mở không gian phát triển gắn với tạo dựng thương hiệu, giá trị mới

(BĐT) - Trong Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, TP. Cần Thơ dự kiến bố trí không gian thành 10 vùng công năng gắn với ý tưởng tạo dựng thương hiệu, giá trị mới với mỗi quận, huyện một trọng tâm, một thương hiệu trên cơ sở khai thác lợi thế, tiềm năng từng vùng riêng biệt.
TP. Cần Thơ sẽ huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư đồng bộ các dự án cả về đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không, đường sắt. Ảnh: Trần Minh Lương

Vẽ “bức tranh đẹp” về hệ thống hạ tầng giao thông

(BĐT) - Xác định hạ tầng giao thông là động lực quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, TP. Cần Thơ luôn ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông. Nhờ đó, TP. Cần Thơ dần “thay da đổi thịt”, hướng tới trở thành đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và liên vận quốc tế, trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến với sản phẩm du lịch sông nước Cần Thơ, du khách có cơ hội khám phá những giá trị tiêu biểu nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng. Ảnh: Trần Minh Lương

Nơi “văn minh sông nước Mê Kông” hội tụ

(BĐT) - Cần Thơ nức tiếng xa gần là miệt gạo trắng, nước trong cùng những con người thân thiện, chân chất, đậm đà hương sắc miền Tây. Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, bà Đào Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ cho biết, TP. Cần Thơ đã và đang tận dụng mọi lợi thế để biến văn hóa sông nước đặc sắc trở thành “thỏi nam châm” níu giữ du khách, quyết tâm xây dựng Cần Thơ là điểm hội tụ của “văn minh sông nước Mê Kông”.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư