(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) chia sẻ về các giải pháp “tự cứu mình” của các nhà thầu - doanh nghiệp (DN) xây dựng và kỳ vọng, quá trình triển khai Luật Đấu thầu 2023 sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, mang đến cơ hội phục hồi mạnh mẽ cho các nhà thầu.
(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, bà Phạm Thị Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý đấu thầu thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhìn nhận, Luật Đấu thầu 2023 có nhiều nội dung sửa đổi, điều chỉnh theo hướng tích cực, phù hợp với thực tế công tác đấu thầu. Với hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như EVN sẽ thuận lợi hơn, bảo đảm sự chặt chẽ, tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
(BĐT) - Đơn giản hóa quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu là 1 trong 5 nhóm định hướng chính sách xuyên suốt quá trình soạn thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Định hướng chính sách này được đánh giá là một “điểm cộng”, sẽ góp sức đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, gỡ vướng và nâng cao hiệu quả triển khai các dự án đầu tư trong thời gian tới.
(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước, trong đó có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đấu thầu; cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
(BĐT) - Điều kiện về năng lực chuyên môn thực hiện công tác đấu thầu của tổ chuyên gia, tổ thẩm định là một trong những điểm mới tại Luật Đấu thầu 2023. Với khung pháp lý hoàn thiện, đồng bộ, và luật hóa thêm tiêu chuẩn của đội ngũ “cầm cân, nảy mực”, hiệu quả thực thi pháp luật về đấu thầu kỳ vọng sẽ được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới.
(BĐT) - Luật Đấu thầu (sửa đổi) được dư luận đánh giá cao với nhiều quy định mới tiến bộ, tiệm cận thông lệ quốc tế, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vừa tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đấu thầu. Các chuyên gia, nhà thầu, chủ đầu tư đều kỳ vọng các quy định mới sẽ tạo nên một “sân chơi” ở tầm cao mới cho các bên cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả hơn.
(BĐT) - Những quy định mới liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, lấp khoảng trống pháp lý, giúp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án đem lại hiệu quả tốt nhất, thu hút thêm nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(BĐT) - Đại dịch Covid-19 như một yếu tố cộng hưởng, làm rõ nét hơn những khó khăn, vướng mắc pháp lý tồn tại lâu nay trong lĩnh vực mua sắm, đấu thầu của ngành y tế. Sau 2 năm nghiên cứu và xây dựng, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 chuẩn bị đi vào cuộc sống với những nội dung được đánh giá cao, góp phần tạo sự chuyển biến lớn trong hoạt động mua sắm, đấu thầu lĩnh vực y tế.
(BĐT) - Trong quá trình lấy ý kiến xây dựng, hoàn thiện Luật Đấu thầu (sửa đổi), việc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu và chỉ định thầu là những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Luật mới đã có nhiều điều chỉnh chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động mua sắm, đầu tư công. Đồng thời, phạm vi chỉ định thầu bắt kịp xu thế chung nhưng không tạo kẽ hở để lợi dụng hình thức này.
(BĐT) - Luật Đấu thầu 2023 đem lại nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt là việc tiếp thu kinh nghiệm và thực tiễn quốc tế, cùng việc nội luật hóa cam kết đấu thầu trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Nhờ những điều chỉnh và đổi mới tiệm cận thông lệ toàn cầu, Luật Đấu thầu 2023 hứa hẹn sẽ góp phần tăng cường hơn nữa tính hiệu quả, công bằng, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động đấu thầu tại Việt Nam.
(BĐT) - Đấu thầu xanh, đấu thầu bền vững hiện đang là xu thế có quy mô toàn cầu, xu thế không thể đảo ngược, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Không đứng ngoài xu thế chung đó, Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã tạo thêm “cú huých” thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đấu thầu xanh, đấu thầu bền vững tại Việt Nam với việc bổ sung cơ chế chính sách phù hợp với tình hình mới.
(BĐT) - Ngày 17/7/2023, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo, công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung so với quy định hiện hành, Luật Đấu thầu 2023 tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời tạo dựng nền tảng pháp lý mới, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước, phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
(BĐT) - Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi), tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước. Luật mới bổ sung nhiều quy định nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc và thích ứng với các đòi hỏi từ thực tiễn, tăng cường hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, nâng cao hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về đấu thầu.
(BĐT) - Luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 với nhiều điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó có nội dung liên quan đến phạm vi áp dụng Luật đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và dự án sử dụng vốn nhà nước. Điều chỉnh này được giới chuyên gia đánh giá sẽ mang lại lợi ích kép, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu, vừa tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.