Nhờ áp dụng đấu thầu qua mạng mà hoạt động đấu thầu diễn ra thuận lợi, các dự án, công trình được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và tạo việc làm cho nhà thầu trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Lê Tiên

Thay đổi lớn, hiệu quả cao

(BĐT) - Năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự tăng vọt về số lượng và tổng giá trị các gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng (ĐTQM). Báo Đấu thầu điểm lại một số ý kiến của chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu về những điểm sáng, tích cực cũng như các hạn chế, tồn tại cần khắc phục để ĐTQM ngày càng công khai, minh bạch, hiệu quả hơn.
Gói thầu số 04 Khẩu trang N95 hoặc tương đương tại tỉnh Sóc Trăng mới đây áp dụng đấu thầu qua mạng đã thu hút 11 nhà thầu tham dự, đạt tỷ lệ tiết kiệm 82,23%. Ảnh: Trần Việt

Những cuộc thầu “đột phá” về tỷ lệ tiết kiệm

(BĐT) - Bên cạnh những kết quả nổi trội đạt được trong việc thực hiện các chỉ tiêu về đấu thầu qua mạng (ĐTQM) trong thời gian gần đây, mức độ cạnh tranh và tỷ lệ giảm giá ấn tượng tại nhiều gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu này là một điểm sáng cần nhân rộng.
Trong đấu thầu qua mạng vẫn xuất hiện tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, cài cắm tiêu chí trong HSMT, gây hạn chế cạnh tranh. Ảnh: Nhã Chi

Lộ chiêu thức “cài cắm” tinh vi

(BĐT) - Chính sách đấu thầu qua mạng (ĐTQM) được xây dựng luôn hướng tới nâng cao hiệu quả của hình thức lựa chọn nhà thầu này. Tuy nhiên, đây đó vẫn xuất hiện chiêu trò tinh vi từ phía nhà thầu, thậm chí cả bên mời thầu (BMT) để đối phó như: “quân xanh, quân đỏ”, quây thầu, đến “cài cắm” trong hồ sơ mời thầu...
Cà Mau có kết quả thực hiện đấu thầu qua mạng trong năm 2019 rất thấp, đã “lội ngược dòng” thành công, vươn lên xếp thứ 6 cả nước về tỷ lệ giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng trong năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều địa phương bứt tốc

(BĐT) - Bức tranh toàn cảnh về đấu thầu qua mạng thời gian qua cho thấy, nhiều địa phương đã có tốc độ bứt phá ngoạn mục. Từ nhóm có vị trí xếp hạng thấp, các địa phương này đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để vươn lên vào top 10 với những con số ấn tượng.
Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh đề xuất, xem xét cơ chế khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm lộ trình đấu thầu qua mạng, đồng thời có chế tài phù hợp đối với cơ quan, đơn vị thực hiện không đảm bảo quy định. Ảnh: Tiên Giang

“Hiến kế” thúc đẩy đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua nhưng dư địa đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng (ĐTQM) vẫn còn rất lớn. Nhiều địa phương đã tích cực đề xuất các giải pháp để tiếp tục áp dụng sâu rộng ĐTQM và nâng cao hiệu quả của công tác này.
Quý I/2021, Thanh Hóa có 370 gói thầu được đấu thầu qua mạng, chiếm 99,73% tổng số gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh. Ảnh: Lê Tiên

Thanh Hóa: Giữ vững vị thế dẫn đầu

(BĐT) - Những năm gần đây, Thanh Hóa luôn là một trong số những địa phương có kết quả triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng (ĐTQM) cực kỳ ấn tượng. Riêng năm 2020, Thanh Hóa vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước về tỷ lệ số gói thầu ĐTQM. Để đạt được thành tích nổi bật này, ngay từ đầu năm 2020, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, yêu cầu các chủ đầu tư, bên mời thầu nghiêm túc thực hiện kế hoạch và lộ trình ĐTQM đã được duyệt.
Hệ thống e-GP dự kiến được đưa vào vận hành từ cuối năm 2021. Ảnh: Phương Ly

Hệ thống e-GP mới: Nâng tầm hoạt động mua sắm công

(BĐT) - Dự kiến, trong tháng 7 tới, Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Chủ đầu tư - Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và Doanh nghiệp dự án (IDNES) sẽ đưa Hệ thống Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ (Hệ thống e-GP) vào kiểm tra thử nghiệm.
Gói thầu 1XL-HB Thi công xây lắp công trình Thủy điện Hòa Bình mở rộng trị giá trên 3.071 tỷ đồng lựa chọn được nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi qua mạng. Ảnh: Lê Tiên

Đấu thầu qua mạng bước vào giai đoạn mới

(BĐT) - Thời gian qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động lớn đến nhiều hoạt động, công tác đấu thầu vẫn diễn ra thuận lợi do áp dụng đấu thầu qua mạng. Nhờ vậy, nhiều công trình, dự án lớn được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư công, an sinh xã hội.
Theo lộ trình, trong năm 2021 phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đạt tối thiểu 70% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh. Ảnh: Lê Tiên

Chuyển động mạnh mẽ trong đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, với quyết tâm cao và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, sự hưởng ứng mạnh mẽ của các chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong nước, đấu thầu qua mạng (ĐTQM) đã và đang được triển khai mạnh mẽ, đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư