Nhiều địa phương bứt tốc

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bức tranh toàn cảnh về đấu thầu qua mạng thời gian qua cho thấy, nhiều địa phương đã có tốc độ bứt phá ngoạn mục. Từ nhóm có vị trí xếp hạng thấp, các địa phương này đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để vươn lên vào top 10 với những con số ấn tượng.
Cà Mau có kết quả thực hiện đấu thầu qua mạng trong năm 2019 rất thấp, đã “lội ngược dòng” thành công, vươn lên xếp thứ 6 cả nước về tỷ lệ giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng trong năm 2020. Ảnh: Lê Tiên
Cà Mau có kết quả thực hiện đấu thầu qua mạng trong năm 2019 rất thấp, đã “lội ngược dòng” thành công, vươn lên xếp thứ 6 cả nước về tỷ lệ giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng trong năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Câu chuyện của Long An, Lâm Đồng

Theo thống kê, Long An hiện đứng thứ 3 cả nước xét về tỷ lệ giá trị gói thầu đấu thầu qua mạng trong năm 2020 (đạt 80,5%, sau Đồng Nai và Bình Phước). Đạt được kết quả này, là do quyết tâm lớn, sự đồng thuận của hệ thống chính trị tỉnh Long An. Bởi, 3 năm trước, Long An vẫn còn ở vị trí rất khiêm tốn trong xếp hạng về đấu thầu qua mạng.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Long An, Sở đã có nhiều văn bản nhắc nhở, đôn đốc các chủ đầu tư trên địa bàn và tham mưu cho UBND Tỉnh chấn chỉnh và thúc đẩy công tác lựa chọn nhà thầu qua mạng. Qua đó đề nghị các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện theo đúng lộ trình quy định và đạt tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng theo yêu cầu và chỉ tiêu Chính phủ đề ra. Đồng thời, UBND tỉnh Long An cũng đưa chỉ tiêu phấn đấu về tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng vào Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 để nghiêm túc triển khai thực hiện; Công văn số 1372/UBND-KTTC được ban hành để chấn chỉnh công tác đấu thầu và đẩy mạnh đấu thầu qua mạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An năm 2020.

Theo đó, việc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm 2020 được triển khai đối với 582 gói thầu đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh với tổng giá gói thầu gần 3.083 tỷ đồng, tổng giá trúng thầu hơn 2.878 tỷ đồng, đạt tỷ lệ giảm giá 6,63%. Tỷ lệ số lượng gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng là 93,12% và tỷ lệ giá trị gói thầu thực hiện đấu thầu qua mạng là 80,43%.

Một địa phương khác đạt kết quả ngoạn mục là Lâm Đồng. Năm 2020, Lâm Đồng đứng thứ 4 về đấu thầu qua mạng xét theo tỷ lệ số gói thầu (đạt 93,7%). Cụ thể, Lâm Đồng đã triển khai lựa chọn nhà thầu qua mạng 522 gói thầu với tổng giá gói thầu hơn 2.047 tỷ đồng; tổng giá trúng thầu gần 1.966 tỷ đồng. Giá trị giảm giá trong đấu thầu qua mạng là 81,489 tỷ đồng, tương ứng 3,98%.

Trong năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các đơn vị trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với 100% các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc gói thầu có tính đặc thù; khuyến khích áp dụng tối đa việc đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu có giá trị nằm ngoài hạn mức nêu trên. Đặc biệt, Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu đảm bảo đạt được mục tiêu.

Cà Mau “lội ngược dòng”

Theo số liệu thống kê của Sở KH&ĐT Cà Mau, năm 2019 Tỉnh có 35,2% số lượng gói thầu với 18% tổng giá trị áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng (LCNTQM). Việc không đạt mức tối thiểu 50% số lượng gói thầu theo quy định đã khiến cho lãnh đạo của Tỉnh lẫn Sở KH&ĐT không hài lòng khi nhìn sang các tỉnh lân cận. Trong khi đó, sang năm 2020, tỷ lệ này tăng lên theo lộ trình quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 của Bộ KH&ĐT. Theo đó, năm 2020 phải bảo đảm tỷ lệ LCNTQM tối thiểu 60% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng giá trị gói thầu đạt tối thiểu 25% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.

Với quyết tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đấu thầu, năm 2020, Bình Phước vươn lên đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ áp dụng ĐTQM, với số lượng gói thầu đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh áp dụng ĐTQM là 720 gói thầu, đạt tỷ lệ 94,6%, vượt 34,6% so với chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ; tổng giá gói thầu là 4.892,9 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87,9% và vượt 62,9%.

Trước thực tế đó, với sự quan tâm chỉ đạo của UBND Tỉnh, việc nỗ lực trong kiểm soát khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Sở KH&ĐT, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố Cà Mau và sự nỗ lực của các chủ đầu tư, tỷ lệ LCNTQM năm 2020 của tỉnh Cà Mau vượt xa tỷ lệ quy định. Cụ thể, năm 2020 tỉnh Cà Mau có 448 gói thầu trong phạm vi ĐTQM với giá trị 1.686 tỷ đồng, trong đó có 406 gói thầu đã áp dụng ĐTQM, chiếm tỷ lệ 90,6% về số lượng gói thầu và 76,8% về giá trị gói thầu. Theo thống kê, năm 2020, tỉnh Cà Mau được xếp thứ 9 về tỷ lệ số lượng gói thầu và xếp hạng thứ 6 về tỷ lệ giá trị gói thầu áp dụng LCNTQM.

Bình Phước vượt lên top đầu từ con số 0

Trong 2 năm trở lại đây, tỉnh Bình Phước nổi lên như một địa phương điển hình về sự “bứt tốc” trong ĐTQM, dù từ năm 2017 về trước, kết quả đạt được trong lĩnh vực này vẫn là con số không.

Từ năm 2017 trở về trước, do các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn khó khăn về trang bị kỹ thuật, hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ công tác ĐTQM, lại thêm hầu hết các chủ đầu tư, bên mời thầu chưa quen hoặc ngại ĐTQM, nên tỉnh chậm triển khai so với lộ trình của Chính phủ. Phải đến năm 2018, tỉnh Bình Phước mới bắt tay thực hiện việc ĐTQM, nhưng cả một năm chỉ có 18 gói thầu áp dụng ĐTQM, chiếm tỷ lệ 3,5%, là địa phương đứng thấp nhất cả nước lúc bấy giờ.

Xác định ĐTQM là một phần quan trọng của chính phủ điện tử, là xu hướng phát triển tất yếu của công tác đấu thầu, 2 năm qua, với sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, đặc biệt là Sở KH&ĐT, công tác ĐTQM của tỉnh Bình Phước đã vươn lên đứng trong top đầu cả nước.

Theo ông Võ Sá, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Bình Phước, từ năm 2018, Sở đã tham mưu cho UBND Tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, nhất là chất lượng, dung lượng và tốc độ đường truyền. Khi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình tương tác giữa các bên gồm chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan giám sát, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ được trôi chảy, hiệu quả của ĐTQM được nâng lên rõ rệt. Với quyết tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đấu thầu, năm 2020, Bình Phước đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ áp dụng ĐTQM, với số lượng gói thầu đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh áp dụng ĐTQM là 720 gói thầu, đạt tỷ lệ 94,6%, vượt 34,6% so với chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ; tổng giá gói thầu là 4.892,9 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87,9% và vượt 62,9%.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư