(BĐT) - Sau khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Đấu thầu (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn được ban hành, Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đang được sửa đổi, bổ sung và Luật về thiết bị y tế đang trong quá trình xây dựng. Nền tảng chính sách mới được kỳ vọng sẽ khắc phục cơ bản tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế và tạo đà cho sự phát triển của nhiều chủ thể trong ngành y tế.
(BĐT) - Trước thực tế phát sinh nhiều tình huống mới, chưa có tiền lệ và nhiều sai phạm khiến công tác mua thuốc, vật tư tiêu hao, thiết bị y tế trên cả nước bị ngưng trệ trong thời gian khá dài, Cơ quan xây dựng chính sách đấu thầu đã “chẩn bệnh” và “kê toa” mới, tạo điều kiện mua sắm thông suốt, thuận lợi, tăng quyền tự quyết cho các cơ sở y tế để chăm sóc tốt nhất sức khỏe người dân.
(BĐT) - Trong giai đoạn 2010 - 2020, đường dây nóng Báo Đấu thầu thường xuyên tiếp nhận nhiều đơn kiến nghị, khiếu nại của các nhà thầu trong lĩnh vực y tế. Trong đó, nổi cộm nhất là các dự án đầu tư xây dựng mới bệnh viện quy mô từ 1.000 giường trở lên với danh mục thiết bị mua sắm giá trị lớn. Những bất cập của hồ sơ mời thầu đã phơi bày toàn bộ góc khuất của công tác đấu thầu thiết bị y tế, để lại nhiều hệ lụy.
(BĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành y tế ngày càng tăng đã và đang giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất, cung ứng dược phẩm và thiết bị y tế (TBYT).
(BĐT) - Nhiều chính sách đột phá liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế được các cơ sở y tế đánh giá cao về tính khả thi. Khi các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế được ban hành, công tác đấu thầu lĩnh vực này được thực hiện trên nền tảng pháp lý mới, hoàn chỉnh, thúc đẩy các cơ sở y tế tự tin lựa chọn thuốc tốt, thiết bị tân tiến, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
(BĐT) - Nhu cầu điều trị bằng thuốc và thiết bị y tế tiên tiến ngày càng cao đòi hỏi cần nhanh chóng hóa giải những thách thức liên quan đến quy trình phê duyệt nhập khẩu và phân phối sản phẩm, công nghệ chăm sóc sức khỏe.
(BĐT) - Đổi mới tư duy quản lý nhà nước, tăng tính tự chủ cho các cơ sở y tế (CSYT), tính đúng tính đủ giá dịch vụ kỹ thuật, bổ sung, đa dạng hóa các gói bảo hiểm y tế (BHYT)… là những định hướng xây dựng cơ chế, chính sách của ngành y tế. Hướng đi này mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho các CSYT cũng như nhiều doanh nghiệp (DN).
(BĐT) - Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược 1165) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10/2023 đặt mục tiêu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sử dụng và 70% giá trị thị trường vào năm 2030; tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD vào năm 2045…
(BĐT) - Ngành dược là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế ảm đạm năm 2023. Nhiều doanh nghiệp trong ngành ghi nhận khoản lãi kỷ lục, tăng trưởng cao nhờ kênh ETC (đấu thầu thuốc qua các bệnh viện, sở y tế). Đầu tư vào nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PIC/S-GMP… đã và đang là bước đi chiến lược của nhiều doanh nghiệp, hướng tới xuất khẩu và tham gia đấu thầu tại các phân khúc dược phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn cao.
(BĐT) - Lĩnh vực dược phẩm, y tế đã và đang cho thấy sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài những năm gần đây. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp dược phẩm nội địa có thể chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm các đối tác phù hợp để hợp tác cùng phát triển, thay vì bị động chờ đợi và có thể trở thành mục tiêu cho các thương vụ M&A “kém thân thiện”.
(BĐT) - Để thúc đẩy doanh nghiệp (DN) dược trong nước phát triển, theo ông Hoàng Cương - Trưởng phòng Chính sách đấu thầu (Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Luật Đấu thầu năm 2023 và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP đã mở ra những cơ chế lựa chọn nhà thầu khuyến khích mua sắm các sản phẩm tốt, phát minh mới, có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao. Đây là cơ hội lớn tăng thị phần cho các DN có nền sản xuất vững vàng.
(BĐT) - Đây là chia sẻ của ông Darrell Oh, Chủ tịch Pharma Group về kỳ vọng tháo gỡ vướng mắc, bất cập chính sách từ trụ sở toàn cầu của các tập đoàn dược phát minh tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược tổ chức mới đây.
(BĐT) - Được thành lập từ năm 2000, đến nay, Công ty CP Kỹ thuật làm sạch và Thương mại quốc tế không ngừng phát triển, lớn mạnh với mạng lưới rộng khắp từ Bắc chí Nam, cùng đội ngũ hàng trăm cán bộ quản lý chuyên nghiệp và hàng nghìn công nhân lành nghề. Sở hữu hệ thống giải pháp làm sạch hiện đại, ICT tự hào là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp và các sản phẩm làm sạch hướng tới chuẩn mực cao về chất lượng môi trường sống trên toàn quốc.
(BĐT) - Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Phú Nguyên được thành lập năm 2016 bởi kỹ sư trẻ nhiệt huyết Chu Quang Đồng với nhiều năm nghiên cứu, kinh doanh thiết bị y tế và phòng thí nghiệm. Hiện Phú Nguyên là nhà phân phối chính thức và uy tín tại Việt Nam của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới.
(BĐT) - Từ khi gia nhập thị trường (năm 2014), với công nghệ tiên phong, thủy tinh thể đa tiêu khúc xạ xoay không đối xứng và dãy tiêu điểm liên tục (Varifocal) nhanh chóng khuynh đảo thị trường thủy tinh thể nhân tạo ở hơn 40 quốc gia, trong đó duy trì vị trí hàng đầu tại thị trường Đức, Hà Lan, Nhật và Trung Quốc…