Chủ trương lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực ngoài nhà nước, nhất là đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo phương thức PPP đang phát huy hiệu quả. Ảnh: Lê Tiên

Cú hích từ những dự án trọng điểm

(BĐT) - Đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với sự hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng ở tầm quy mô mới, hiện đại hơn, đột phá hơn bao giờ hết. Trên mặt trận đầu tư công, cú hích tăng trưởng được kỳ vọng lớn nhất hiện nay, nhiều dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa chiến lược, then chốt đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế - xã hội đã và đang được tích cực triển khai đồng loạt.
Thế giới tràn ngập các gói hỗ trợ tài chính

Thế giới tràn ngập các gói hỗ trợ tài chính

(BĐT) - Trên toàn cầu, các gói hỗ trợ tài chính nhằm đối phó với đại dịch Covid-19 liên tục được công bố với quy mô và tốc độ nhanh nhất trong thời bình kể từ trước tới nay. Các chương trình này dự kiến sẽ tiếp tục hiện diện trong vài năm tới nhằm hạn chế tối đa những tổn thất mà đại dịch gây ra cho cuộc sống con người, cũng như nền kinh tế.
Đối với các khu công nghiệp, việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là cơ hội tăng sức cạnh tranh, hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài. Ảnh: Lê Tiên

Trụ vững trong đại dịch

(BĐT) - Đại dịch Covid-19 như một cơn sóng thần dữ dội càn quét nền kinh tế, đẩy nhiều ngành sản xuất kinh doanh cùng hàng chục ngàn doanh nghiệp vào cảnh lao đao. Đứng trước ngưỡng thử thách cam go ấy, nhiều khu công nghiệp (KCN), nhà máy trong KCN đã thích ứng để tồn tại, trụ vững bằng những cách làm mới sáng tạo, linh hoạt.
Trải qua đại dịch Covid-19 càng làm rõ hơn quan điểm về tăng trưởng gắn với việc lấy con người làm trung tâm và tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Ảnh: Nguyễn Trí

Vượt khó và không ngừng cải cách

(BĐT) - Chia sẻ với Báo Đấu thầu về tác động của dịch Covid -19 với kinh tế Việt Nam, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, kinh tế Việt Nam đã không ít lần phải vượt khó và cải cách để đạt được thành tựu tăng trưởng trong nhiều năm qua.
Nhiều doanh nghiệp phải vật lộn để thích ứng trong bối cảnh Covid-19, trong đó có vấn đề đảm bảo sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 điểm đến”. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp thay đổi và thích ứng

(BĐT) - Gần 2 năm với liên tiếp các đợt dịch Covid-19 nhấn chìm nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến doanh nghiệp (DN) lao đao. Bên cạnh chính sách hỗ trợ của Chính phủ, DN cũng đang nỗ lực tự cứu mình để vượt qua khó khăn bằng cách tìm tòi, thay đổi và thích ứng trong điều kiện mới. Báo Đấu thầu giới thiệu một số giải pháp mà DN đã và đang áp dụng để duy trì sản xuất kinh doanh.
Theo dự kiến, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường Vành đai 3, Vành đai 4 khu vực động lực Hà Nội, TP.HCM… Ảnh: Lê Tiên

Tăng sức lan tỏa của vốn đầu tư công

(BĐT) - Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua. Nhiều điểm mới mang tính đột phá của kế hoạch đầu tư công trung hạn lần thứ hai được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước chuyển lớn trong đầu tư công, tăng sức lan tỏa của nguồn vốn này.
Lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên của Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không ở thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Bắc Giang

Xuất khẩu theo cách mới

(BĐT) - Bất chấp diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng tích cực trong bức tranh nhiều màu xám của thương mại toàn cầu. Kết quả này đạt được, theo nhiều chuyên gia thương mại, đó là nhờ sự linh hoạt, năng động, đổi mới sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam với nhiều cách làm mới, bắt kịp xu hướng thời đại.
Dự tính, hơn 60% các quốc gia trên toàn cầu sẽ có GDP năm 2021 vẫn ở mức thấp hơn năm 2019 - thời điểm trước đại dịch

Suy thoái kép, ác mộng với nhiều nền kinh tế

(BĐT) - Một vài tháng qua mang tới những thông tin mới tích cực hơn về nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức cập nhật dự báo tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia, khi cuộc khủng hoảng này vừa qua thì đã có “cơn sóng thần” mới chực chờ ập đến.
Sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường. Ảnh: Huấn Anh

Thế trận lòng dân

(BĐT) - Mùa thu cách nay 76 năm, sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng là nền tảng làm nên chiến thắng vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám 1945, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập. Trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go hôm nay, thế trận lòng dân cũng đang phát huy vững chắc, tạo sức mạnh tổng hợp to lớn, củng cố niềm tin vào thắng lợi trong thực hiện “mục tiêu kép”.
Với tinh thần không để người dân thiếu nhu yếu phẩm, cơ quan chức năng địa phương phối hợp cùng lực lượng quân đội đã nhanh chóng triển khai kế hoạch “Đi chợ giúp dân”

Điểm tựa vững chãi giúp dân vượt qua đại dịch

(BĐT) - Đó là những y, bác sĩ quân y đang ngày đêm đấu tranh giành lại sự sống cho bệnh nhân. Là những chiến sĩ rất trẻ đang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần ở những khu cách ly, bệnh viện dã chiến. Là những cán bộ, chiến sĩ đóng chốt tại biên giới, tại những điểm nóng phòng, chống dịch… Vượt xa lẽ thường, Bộ đội Cụ Hồ đang hằng ngày xông pha nơi tuyến đầu khó khăn nhất, nguy hiểm nhất, để giành lại cuộc sống cho hàng chục vạn người dân bằng mệnh lệnh trái tim.
Đi vào tâm dịch là đi vào mặt trận cam go nhất, nhưng nhiều y, bác sĩ vẫn nở nụ cười lạc quan với tâm thế thoải mái, toát lên sự tự tin chiến thắng đại dịch. Ảnh: PV

Những người hùng áo trắng

(BĐT) - “Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến hết sức mình, không quản ngày đêm, hiểm nguy và gian khó để chống lại đại dịch Covid-19, sớm đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường. Những ngày qua, lớp lớp anh chị em y, bác sĩ xung phong vào tâm bão, lên tuyến đầu chống dịch bởi với họ đây là trách nhiệm, là vinh dự, là nghĩa vụ thiêng liêng của mình, mà không đòi hỏi bất cứ một danh hiệu nào”...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thị sát tại một siêu thị trên đường Lê Văn Việt, TP. Thủ Đức trong chuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM ngày 26/8/2021. Ảnh: Quý Bắc

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

(BĐT) - Thông điệp về tự lực, tự cường trong quá trình điều hành đất nước ở bối cảnh “chống dịch như chống giặc”, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, với niềm tin chiến thắng và hướng tới phồn vinh được thể hiện rõ trong những chính sách điều hành, phản ứng chủ động và linh hoạt mà Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã và đang thực hiện. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ nguyện cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân...
Giữa cuộc chiến chống dịch Covid-19, tất cả vẫn đang chuyển động để hướng tới hiện thực hóa khát vọng phát triển và hùng cường trong tương lai. Ảnh: Nguyễn Trí

Những ngày thu rất khác xưa

(BĐT) - Thế là đã hai năm liền, chúng ta sống giữa những ngày mùa thu có khung cảnh rất khác biệt - hai lần kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 trong giãn cách xã hội, cách ly. Ngày lễ trọng thể nhất của quốc gia diễn ra không đèn hoa lung linh, cũng không mít tinh rộn ràng… Cả nước, cùng với toàn nhân loại quyết liệt trong cuộc chiến đương đầu với đại dịch Covid-19.
Người dân và Chính phủ đều chung một niềm tin chúng ta sẽ sớm có vắc xin Việt Nam và chiến thắng dịch bệnh trong một ngày không xa. Ảnh: VGP

Niềm tin chiến thắng

(BĐT) - Những ngày cuối tháng 8, khi diễn biến dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp, tin vui về quá trình thử nghiệm lâm sàng 3 loại vắc xin của Việt Nam càng thắp lên hy vọng về khả năng tự chủ vắc xin - một vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay

Tuyên ngôn độc lập mãi mãi là ngọn đuốc soi đường

(BĐT) - Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” và ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, trước cuộc mít tinh của hàng vạn người đủ các tầng lớp ở cả trong nước và nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đã trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Muốn đất nước hùng cường thịnh vượng, không có con đường nào khác là tự lực, tự cường kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại. Ảnh: Lê Huy

Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta

(BĐT) - Có thể nói, từ khi mở nước hình thành quốc gia dân tộc đến nay, tinh thần tự lực, tự cường đã ăn sâu bám rễ, trở thành phần “máu thịt chảy trong huyết quản” của người dân Việt Nam. Tính cố kết cộng đồng, sức sống kiên cường bền bỉ hướng tới khát vọng độc lập, tự chủ, văn hiến và hùng cường bằng chính nội lực của mình, đã trở thành nguyên tắc bất biến của dân tộc ta.

Chuyên đề