Ảnh: Việt Cường

Khơi động lực phát triển

(BĐT) - Tròn 78 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945-2/9/2023), mỗi người dân Việt Nam lại trào dâng niềm tự hào khi đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tác phẩm: Nghe lời Bác dạy của họa sĩ Vương Trình

Vận mệnh dân tộc và bài học sức dân, lòng dân

(BĐT) - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, kinh nghiệm trong nước và các nước cho chúng ta biết, có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra.
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 trên thế giới

Nhớ về mong mỏi tha thiết nhất của Bác Hồ

(BĐT) - Dấu mốc 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1045 - 2/9/2023), người dân Việt Nam tự hào báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại khi đất nước ta đã và đang từng ngày phát triển, mạnh giàu. Từ một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam chưa bao giờ có được vị thế như hôm nay, với quy mô 100 triệu dân và GDP đứng thứ 37 trên toàn thế giới. Những gian lao thời chiến lùi xa, nhường bước cho tương lai dân tộc bừng sáng…
Kể từ khi đặt “đại bản doanh” tại Việt Nam đến nay, số những công trình nghiên cứu của Genetica đã tăng gấp 5 lần. Ảnh: Lê Tiên

“Viên ngọc mới” trong đổi mới sáng tạo

(BĐT) - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông cho biết, tháng 10/2023, cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) tại Hòa Lạc (Hà Nội) sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST), đưa Việt Nam trở thành điểm đến của ĐMST trong khu vực và thế giới.
Vùng Đông Nam Bộ có vai trò đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, trở thành trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Ảnh: Đông Giang

Thuận xu thế thời đại, nâng tầm vị thế quốc gia

(BĐT) - Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chọn phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bao trùm, nhanh và bền vững. Một trong những “điểm tựa” được lựa chọn để hiện thực hóa mục tiêu này là phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.
Đầu tư công sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của Việt Nam trong các năm tới. Ảnh: Trần Chiến

Nửa chặng đường “biến nguy thành cơ” trong phục hồi, phát triển kinh tế

(BĐT) - Nền kinh tế Việt Nam đã đi qua nửa chặng đường của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021 - 2025, trong một bối cảnh khó khăn, thách thức đặc biệt chưa từng có. Kết quả đạt được của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, như một ngôi sao sáng trên bầu trời kinh tế thế giới u ám.
Việt Nam hiện có trên 18 triệu người trong độ tuổi thanh niên (15 - 24 tuổi), cần được đào tạo để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển đất nước. Ảnh: Nhã Chi

Khai “mỏ vàng” nguồn nhân lực

(BĐT) - Giữa năm 2023, Việt Nam chạm mốc 100 triệu dân. Đây vừa là dấu mốc mang đến nhiều lợi thế, cơ hội bứt phá cho đất nước, vừa là thách thức trong việc tận dụng thời kỳ “dân số vàng” ngắn ngủi để phát triển. Trao đổi với Báo Đấu thầu, PGS. TS. Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã chia sẻ một số định hướng đào tạo nguồn nhân lực, phát huy sức mạnh tri thức cho phát triển đất nước.
Giải ngân vốn đầu tư công đã khởi sắc và trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế TP.HCM. Ảnh: Lê Tiên

TP.HCM sẽ sớm trở lại quỹ đạo tăng trưởng

(BĐT) - Kinh tế TP.HCM chưa vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh cũng như biến động khó lường của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, “đầu tàu” kinh tế có độ “mở” và “nhạy” với vai trò dẫn dắt cho khu vực phía Nam lẫn cả nước đang nỗ lực tận dụng mọi cơ chế đặc thù mới được Quốc hội thông qua cũng như động lực đầu tư công để quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Nhiều đoạn tuyến thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm với tổng chiều dài 312 km. Ảnh: Lê Tiên

Hiện thực hóa khát vọng 5.000 km cao tốc, kết nối Việt Nam

(BĐT) - Để đạt mục tiêu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030, ước tính nhu cầu vốn đầu tư khoảng 813.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 393.000 tỷ đồng. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, nỗ lực của nhà thầu và các chủ đầu tư, nhiều đoạn, tuyến cao tốc đang dần được hình thành. Dự kiến, năm 2025, cả nước có khoảng 2.950 km đường bộ cao tốc.
Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi các chính sách và văn bản pháp lý được thiết kế theo định hướng giảm chi phí tuân thủ và dễ thực thi. Ảnh: LTT

Hoàn thiện thể chế, khơi thông động lực phát triển

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, củng cố hành lang pháp lý là một phần quan trọng trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao nội lực nền kinh tế. Trong đó, việc thiết kế chính sách và văn bản pháp lý cần theo định hướng giảm chi phí tuân thủ và dễ thực thi để tạo thuận lợi doanh nghiệp (DN).
Cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) vừa được đưa vào vận hành. Ảnh: Lê Tiên

Vị thế mới của nhà thầu xây dựng Việt Nam

(BĐT) - Trên những công trình trọng điểm, phức tạp đang thi công gấp rút ngày đêm, dấu ấn của những “ông lớn” trong làng thầu xây dựng Việt Nam đang được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của đội ngũ thầu phụ, thầu phụ đặc biệt đang tạo nên gương mặt mới hoàn toàn cho ngành xây dựng: chuyên nghiệp, bền vững và cạnh tranh ngang ngửa, thậm chí nhiều lợi thế hơn so với các nhà thầu quốc tế.
“Đại bàng” cùng Việt Nam thực hiện giấc mơ lớn

“Đại bàng” cùng Việt Nam thực hiện giấc mơ lớn

(BĐT) - Trong khó khăn, Việt Nam vẫn giữ được sức hút đối với giới đầu tư quốc tế. Nhiều tập đoàn đa quốc gia mong muốn xây dựng Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu, đồng hành cùng Việt Nam thực hiện những giấc mơ lớn… Hội tụ nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đem lại lợi ích nhiều hơn cho đất nước và nhà đầu tư trong một cuộc chơi “win - win”.
Quy định tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch kinh doanh, đầu tư, sáng tạo và năng động hơn trong quá trình hoạt động. Ảnh: Nhã Chi

“Luồng gió mới” nâng bước doanh nghiệp

(BĐT) - Luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2024 tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Luật quy định nhiều nội dung góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, từ đó cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu cũng như bổ sung quy định phù hợp với bối cảnh mới… nâng bước doanh nghiệp (DN).
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp là một trong những doanh nghiệp tiên phong xuất khẩu sản phẩm cafe phát thải thấp theo tiêu chuẩn của các nhà mua hàng quốc tế

Giải pháp đồng bộ và thực chất để nuôi dưỡng tinh thần doanh chủ

(BĐT) - Theo bà Phạm Thị Ngọc Thủy, chuyên gia phát triển khu vực tư nhân, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), dù một vài ngành bắt đầu nhìn thấy tín hiệu tích cực, nhưng nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang chịu áp lực rất lớn từ những thay đổi bên ngoài cũng như những vướng mắc nội tại của nền kinh tế. Điều DN mong mỏi nhất là việc gỡ khó cần đồng bộ và thực chất để nuôi dưỡng tinh thần doanh chủ.
Quyết tâm tìm lại nhịp tăng trưởng

Quyết tâm tìm lại nhịp tăng trưởng

(BĐT) - Sau những tháng đầu năm 2023 với tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn, Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có nhiều giải pháp kết nối thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn đảm nhận hạng mục thi công cọc, kè

Dự án kênh Bến Cát - Tham Lương - Rạch Nước Lên: 9 gói thầu đều làm chủ tiến độ, khối lượng

(BĐT) - Sau hơn 5 tháng thi công thực tế, Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên đã giải ngân được gần 261 tỷ đồng trong tổng số 1.650 tỷ đồng, đạt 15,81% vốn giao năm nay. Dự kiến trong năm 2023, Dự án sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Ít ai nghĩ, chỉ trong thời gian ngắn, hình hài, diện mạo của dòng kênh ô nhiễm, nhếch nhác hàng chục năm đang thay đổi từng ngày theo mỗi gói thầu.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp

Bối cảnh đặc biệt cần có các giải pháp đặc biệt

(BĐT) - Bốn tháng sau chỉ đạo của Chính phủ, cùng với các địa phương trên cả nước, các tỉnh, thành miền Trung thành lập các tổ công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố làm tổ trưởng. Bước đầu, những khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, giải quyết mang đến cho doanh nghiệp, nhà đầu tư những hy vọng, tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ và lãnh đạo các địa phương.
Trợ lý ảo Vivi - ứng dụng AI trên các mẫu xe điện VinFast hỗ trợ người lái xe thực hiện nhiều tác vụ rảnh tay khi đang di chuyển

Sẵn sàng với cuộc chơi AI

(BĐT) - Ngày càng có nhiều ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng và mang lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ AI còn rất mới và liên tục thay đổi, do đó, đầu tư vào lĩnh vực này là bài toán dài hạn đòi hỏi nhận thức đúng về tiềm năng, giới hạn, rủi ro và có chiến lược rõ ràng về mô hình kinh doanh.
EVNHANOI giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát lượng điện tiêu thụ

EVNHANOI giúp khách hàng dễ dàng kiểm soát lượng điện tiêu thụ

(BĐT) - Với mong muốn giúp khách hàng có thể trực tiếp sử dụng các dịch vụ về điện mọi lúc, mọi nơi và liên tục 24/24h, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường mở rộng các kênh tiếp nhận và tra cứu thông tin, đặc biệt là tra cứu lượng điện tiêu thụ.

Chuyên đề