Hợp sức phục hồi thị trường bất động sản

Hợp sức phục hồi thị trường bất động sản

(BĐT) - Quý I/2023, GDP nước ta tăng trưởng 3,32%, chỉ cao hơn quý I của năm 2020, còn thấp hơn tăng trưởng quý I của các năm, giai đoạn 2011 - 2023. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là khó khăn trên thị trường bất động sản đang ngấm sâu và tác động dây chuyền đến nhiều chủ thể, nhiều ngành, nghề trong nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đang gắng sức tái cấu trúc, đồng thời mong đợi sự hỗ trợ từ chính sách, từ nền tảng pháp lý mới, sẽ gỡ được những vướng mắc thực tế trên thị trường.
Việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc pháp lý sẽ thúc đẩy tiến độ dự án, tạo nguồn cung mới cho thị trường bất động sản. Ảnh: Lê Tiên

Thị trường bất động sản chờ đợi nền tảng pháp lý mới

(BĐT) - Hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn còn một số tồn tại, chồng chéo, xung đột, dẫn đến doanh nghiệp BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Với các dự án đang vướng mắc thì nguyên nhân từ pháp lý chiếm tới 70%. Nhiều luật liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đang được sửa đổi, là cơ hội hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống hạ tầng giao thông sẽ thúc đẩy những dự án đô thị không ngừng mọc lên, kỳ vọng làm thay đổi tiềm lực kinh tế mỗi địa phương. Ảnh: Lê Tiên

Đòn bẩy hạ tầng

(BĐT) - Một lượng rất lớn trong số hơn 700 nghìn tỷ đồng vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 sẽ được ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, việc triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia như cao tốc, đường ven biển, đường vành đai, sân bay… được kỳ vọng nhen nhóm niềm tin cho thị trường bất động sản ở trung hạn.
Việc xây dựng các sắc thuế bất động sản sẽ góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, điều tiết giá nhà đất, hình thành một thị trường lành mạnh và ổn định. Ảnh: Lê Tiên

Thuế bất động sản sẽ hỗ trợ thị trường phát triển bền vững

(BĐT) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, hàng loạt đề xuất về tính thuế bất động sản được đưa ra lấy ý kiến. Trao đổi với Báo Đấu thầu, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh cho rằng việc xây dựng các quy định này là cần thiết, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam cũng như các xu thế trên thế giới, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Để trụ lại trên thương trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tìm cách tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, chuyển nhượng bớt dự án… Ảnh: Song Lê

Sóng gió thương trường

(BĐT) - Những tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản vẫn chìm trong khó khăn sau khi đi qua năm 2022, có 1.200 doanh nghiệp trong ngành phải giải thể. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp thông qua các giải pháp về chính sách, tái cấu trúc sản phẩm, kỳ vọng những chủ thể nỗ lực nhất sẽ sớm có kết quả khả quan.
Hiến kế vực dậy thị trường bất động sản

Hiến kế vực dậy thị trường bất động sản

(BĐT) - Trước thực tế khó khăn của doanh nghiệp bất động sản và tình trạng lệch lạc trong phân khúc sản phẩm khi nhà ở giá bình dân thiếu trầm trọng còn nhà giá cao lại thừa hàng vạn căn, nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp nên hướng bất động sản theo quỹ đạo của nhu cầu thực. Trước mắt là tập trung nguồn lực phát triển nhà ở xã hội, đồng thời sớm tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp cũng như người có nhu cầu mua nhà để làm ấm dần thị trường bất động sản.
Việc hoán đổi trái phiếu thành bất động sản là một giải pháp giúp doanh nghiệp trả nợ, song lại tiềm ẩn rủi ro với nhà đầu tư. Ảnh: Tiên Giang

Không dễ gỡ vướng cho trái phiếu bất động sản

(BĐT) - Nghị định số 08/2023/NĐ-CP được ban hành với kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trước áp lực phải trả nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đến hạn. Sau gần một tháng thực thi, đã có doanh nghiệp đạt được thỏa thuận gia hạn với trái chủ. Trong khi đó, giải pháp hoán đổi TPDN lấy BĐS được đánh giá là khó triển khai.
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng, tháng 1/2023, VNDirect Research

Gánh nặng 2,58 triệu tỷ đồng tín dụng bất động sản

(BĐT) - Trong bối cảnh kinh doanh không thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) gặp khó khăn trong việc thu xếp dòng tiền thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay. Rủi ro mất khả năng thanh toán nợ tại nhiều DN BĐS, nguy cơ nợ xấu gia tăng đang khiến nhiều ngân hàng “đau đầu”.
Một dự án bất động sản đất nền, nhà phố tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam) sau thời gian dài bị đẩy giá, đang hạ nhiệt nhưng vẫn chưa có nhiều giao dịch. Ảnh: Hà Minh

Bất động sản miền Trung: Sóng ấm từ nhu cầu thực

(BĐT) - Những giao dịch gần đây tại Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế đang cho thấy thị trường bất động sản miền Trung có những chuyển động tích cực. Điều dễ nhận thấy là khách mua đa phần có nhu cầu an cư và ở mức giá tầm trung. Tuy nhiên, các dự án này được khách hàng lựa chọn kỹ càng với pháp lý đầy đủ, hạ tầng, tiện ích đi kèm… là những giá trị thực mà một sản phẩm bất động sản cần có.
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) là một trong những doanh nghiệp bất động sản có tổng giá trị hàng tồn kho lớn. Ảnh: Minh Hạnh

Doanh nghiệp bất động sản đang tự tái cấu trúc

(BĐT) - Hiện trạng sức khỏe các doanh nghiệp địa ốc hiện nay xoay quanh hai vấn đề lớn, đó là tồn kho nhiều và áp lực thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận tái cơ cấu nguồn vốn, danh mục đầu tư để vượt qua giai đoạn khó khăn chung.
Dự án Cocobay Đà Nẵng - mô hình condotel nghỉ dưỡng đang chờ được định danh để "hồi sinh". Ảnh: Hà Minh

Bất động sản nghỉ dưỡng: Bao giờ trở lại thời hoàng kim?

(BĐT) - Đạt đỉnh vào cuối năm 2019, sau đó phân khúc bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng “rớt hạng” do loại hình condotel “vỡ trận”, tiếp tục bị đại dịch Covid-19 đánh bồi, niềm tin của nhà đầu tư sa sút trầm trọng trong khi vướng mắc pháp lý còn ngổn ngang, chưa hoàn thiện. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng từ trạng thái cực kỳ sôi động bỗng trở nên trầm lặng rồi sau đó là “đóng băng”.
Từ nay đến năm 2025, TP.HCM dự kiến phát triển 2,467 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội. Ảnh: Song Lê

Nhà ở bình dân: Rộng mở cơ hội

(BĐT) - Phân khúc nhà ở bình dân có khả năng trở thành một điểm sáng trên thị trường bất động sản năm 2023 trên cơ sở đây là phân khúc có nhu cầu thực rất lớn. Mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo về giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, trong đó có việc thực hiện chủ trương xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp từ nay tới năm 2030.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư