Ảnh: Vũ Tường Chiều

Vững bước thành công

(BĐT) - Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực thi kế hoạch trung hạn, hướng đến mục tiêu năm 2025, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam là nước có công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, các chủ thể, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cần tiếp tục hun đúc tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sáng tạo và nỗ lực đi đến thành công.
Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam chất lượng cao là giải pháp cốt lõi để nền kinh tế nước ta mạnh lên từ nội lực

Vượt mọi thách thức, xây dựng Việt Nam hùng cường

(BĐT) - Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, Đại hội Đảng lần thứ XIII thổi bùng ngọn lửa khát vọng xây dựng một Việt Nam hùng cường. Để hiện thực hóa khát vọng cao quý và vinh quang này trong bối cảnh thế giới có nhiều bất định, cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam mạnh lên từ nội lực, độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế.
Từ Đề cương về văn hóa, lớp lớp các thế hệ văn nghệ sỹ đã tiếp bước con đường cách mạng, vừa cầm bút, vừa cầm súng, tham gia công cuộc thống nhất đất nước

80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Hội tụ và tỏa sáng sức mạnh mềm dân tộc

(BĐT) - Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2 năm 1943. Đây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, xác định chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng ta xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực, nguồn lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tuấn Phùng

Thế trận lòng dân và sức mạnh đại đoàn kết

(BĐT) - Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng và dân tộc ta. Trong thời chiến, lòng dân và sức mạnh đại đoàn kết đã cuốn phăng đi lũ cướp nước và lũ bán nước, đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong thời bình, nước ta giành được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong phát triển kinh tế - xã hội sau 48 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chống tham nhũng: Cuộc chiến cam go, lâu dài

Chống tham nhũng: Cuộc chiến cam go, lâu dài

(BĐT) - Không ai có thể nghi ngờ về quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng. Cứ nhìn vụ Việt Á, vụ giải cứu trong đại dịch Covid-19 đã và đang được xử lý như thế nào chúng ta sẽ thấy rất rõ điều này.
Nhân tài ở thời nào cũng có, chỉ khác ở trình độ phát triển của xã hội và cách sử dụng nhân tài. Ảnh: Lê Tiên

Phát triển, trọng dụng nhân tài cần “cú huých” lớn

(BĐT) - Với dân số 100 triệu, Việt Nam là nước đứng thứ 15 thế giới về dân số. Nguồn lực lao động của Việt Nam không hề ít, nhưng để nắm bắt được vận hội, thời cơ phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về nhân tài và nhân lực chất lượng cao đang vô cùng lớn và cấp bách, đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá và quyết sách sáng tạo, đúng đắn.
Cần đổi mới tư duy để nâng cao năng suất lao động dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Lê Tiên

Việt Nam trên bước đường cải thiện năng suất lao động

(BĐT) - Tháng 4/2023, Việt Nam đạt dấu mốc 100 triệu dân số, trở thành quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Bên cạnh niềm hạnh phúc từ sự lớn mạnh về quy mô dân số, nhiều chuyên gia bày tỏ lo lắng về hiện trạng năng suất lao động của Việt Nam chưa cao, thậm chí có nguy cơ tụt hậu sâu so với quốc tế.
Thúc đẩy quy hoạch địa phương, bật sáng tiềm năng đất nước

Thúc đẩy quy hoạch địa phương, bật sáng tiềm năng đất nước

(BĐT) - Bối cảnh lập quy hoạch tỉnh, thành đang có nhiều thuận lợi khi Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố. Cùng với đó, nhiều quy hoạch cấp quốc gia và cấp vùng đã được phê duyệt, làm cơ sở cho các địa phương hiện thực hóa khát vọng phát triển phồn vinh, bền vững.
Những công trình giao thông trọng điểm đang được rốt ráo triển khai trên mọi miền đất nước sẽ tạo dựng bệ phóng cho nền kinh tế bứt phá

Mở lối đại lộ đi tới phồn vinh

(BĐT) - Dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay, người dân đã có thể ngược xuôi trên những tuyến cao tốc thênh thang. Con đường về quê ngắn lại và bình an hơn, con đường phát triển kinh tế nơi đại lộ đi qua nhờ giao thương thuận lợi mà có điều kiện tiến nhanh hơn. Giấc mơ cao tốc trải khắp dải đất hình chữ S, tạo nên trục giao thông xương sống cho đất nước bứt phá đang từng ngày từng ngày được hiện thực hóa…
TP.HCM đang tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp để phấn đấu tăng trưởng cả năm 2023 đạt từ 7,5%. Ảnh: Đông Giang

TP.HCM quyết tâm giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế

(BĐT) - Kinh tế TP.HCM đang ở giai đoạn có thể nói là khó khăn nhất từ trước đến nay do tác động kép của đại dịch Covid-19 kéo dài và những diễn biến xấu từ kinh tế khu vực cũng như thế giới. Lãnh đạo TP.HCM đã thẳng thắn nhìn rõ nguyên nhân và thể hiện quyết tâm phục hồi, đồng thời giữ vững vai trò đầu tàu của nền kinh tế. Cuộc trao đổi của phóng viên Báo Đấu thầu với Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã cho thấy tinh thần này.
Miền Trung: “Đất lửa” anh hùng vững bước phát triển

Miền Trung: “Đất lửa” anh hùng vững bước phát triển

(BĐT) - 48 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, những hố bom đã được lấp đầy bằng những tòa nhà cao tầng hiện đại, những khu đô thị, dân cư kiểu mẫu; đường mòn được thay thế bằng các tuyến giao thông hiện đại, kết nối “khúc ruột” miền Trung với cả nước và khu vực. Những bãi cát dài cây dại mọc hoang vu giờ là các khu kinh tế với nhà máy, xí nghiệp và những cảng biển nhộn nhịp tàu thuyền.
Từ đầu năm 2023, Thủ tướng, tổ trưởng các tổ công tác đã nhiều lần kiểm tra hiện trường dự án, làm việc với địa phương để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc giải ngân đầu tư công. Ảnh: Dương Giang

Quyết liệt gỡ rào cản phát triển

(BĐT) - Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thách thức, doanh nghiệp bị bủa vây bởi khó khăn chưa từng có trong những năm qua, Chính phủ đã phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.
Việt Nam cần có những chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để giúp doanh nghiệp vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: Lê Tiên

Trước bước ngoặt cải thiện vị thế

(BĐT) - Trò chuyện với Báo Đấu thầu, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, quá trình hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài về nhiều mặt. Song, trước bối cảnh thế giới có nhiều bất định và cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, Việt Nam cần nhìn lại cách làm trong những năm qua, dấn bước mạnh mẽ hơn để bắt nhịp với sự phát triển của khu vực và trên thế giới.
Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt hội nhập quốc tế, mở rộng liên kết hợp tác trên tinh thần cùng thành công, cùng thắng. Ảnh: Tuấn Ngọc

Xây đắp tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính

(BĐT) - Chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã và đang phải đối mặt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, thách thức cũng chính là cơ hội để DN, doanh nhân đổi mới, trở nên mạnh mẽ hơn, tạo các liên kết hợp tác phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu Việt, hàng hoá Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường trong nước và toàn cầu.
Nhiều nước có nguồn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… đang chuẩn bị áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu. Ảnh: Lê Tiên

Thuế tối thiểu toàn cầu: Bài toán mới trong hội nhập quốc tế

(BĐT) - Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi những lợi thế về môi trường chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào với chi phí cạnh tranh so với các nước trong khu vực... Đặc biệt, Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại quan trọng và tham gia hợp tác kinh tế khu vực. Các hoạt động giao thương, hợp tác đầu tư quốc tế ngày càng kết nối Việt Nam với toàn cầu…
Những gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ đã góp phần phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế Việt Nam đạt bước tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022

Nhẹ thuế khóa để khoan thư sức dân

(BĐT) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) liên tục vượt dự toán trong những năm gần đây, đặc biệt thu nội địa tiếp tục tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu NSNN cho thấy nội lực tài khóa của nền kinh tế được củng cố cùng với sự tăng trưởng kinh tế tích cực. Trước bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay, cần xem xét giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp và tạm thời chưa tính việc tăng một số loại thuế khác.
Nhiều doanh nghiệp tìm cách giảm tồn kho, củng cố dòng tiền, giảm gánh nặng tài chính… để cầm cự qua giai đoạn khó khăn. Ảnh: Nhã Chi

Chờ mong bình minh lên

(BĐT) - Tăng trưởng GDP quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, gần như thấp nhất 12 năm là dữ liệu rõ ràng nhất cho thấy khó khăn mà nền kinh tế đang phải trải qua. Trong bối cảnh khó khăn được dự báo còn kéo dài, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu bảo vệ dòng tiền, giảm áp lực nợ vay… để duy trì hoạt động trong những tháng tới.
Nhiều đối tác kinh tế lớn của Việt Nam phải đối mặt với tình lạm phát cao, sức cầu yếu… khiến đơn hàng xuất khẩu giảm rõ rệt trong quý I/2023. Ảnh: Lê Tiên

Cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức chưa từng có

(BĐT) - Doanh nghiệp (DN) là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải vật chất, giải quyết việc làm cho người lao động, là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, sức cầu yếu, “sức khỏe” của cộng đồng DN Việt cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Thực tế này đòi hỏi phải nhanh chóng thực thi các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN phục hồi và phát triển.
Nghị định số 10/2023/NĐ-CP đã gỡ được phần nào vướng mắc về tính pháp lý cho bất động sản nghỉ dưỡng. Ảnh: Lê Tiên

Trong gian khó vẫn có cơ hội

(BĐT) - Chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói chung, DN ngành xây dựng, bất động sản (BĐS) gặp nhiều khó khăn như thời gian vừa qua, nhưng nhìn sâu vào hiện trạng thị trường sẽ thấy không phải tất cả các mảng kinh doanh đều màu xám. Nhiều DN, doanh nhân chia sẻ niềm tin kinh doanh và dự cảm các cơ hội sắp tới trong bối cảnh một số chính sách mới đang và sẽ được ban hành, với mục tiêu quyết tâm gỡ khó cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Kinh tế toàn cầu: Những vùng sáng khác biệt

Kinh tế toàn cầu: Những vùng sáng khác biệt

(BĐT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 2,8% trong năm 2023 và 3% năm 2024, đánh dấu tăng trưởng suy giảm so với mức 3,4% năm 2022. Trong màn sương mù ngày càng dày đặc bao phủ triển vọng kinh tế toàn cầu, vẫn có những quốc gia được xem là điểm sáng tích cực nhờ những thế mạnh riêng, đồng thời phần nào được hưởng lợi từ những biến động mới.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư