Tổng chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước đến nay đạt gần 1.900 km. Ảnh: Tuấn Anh

10 sự kiện nổi bật về kinh tế Việt Nam năm 2023

(BĐT) - Năm 2023, vượt qua thách thức từ bối cảnh kinh tế quốc tế nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi khả quan, tạo đà cho bước tiến của năm 2024 và hướng tới hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong chặng đường đó, có thể thấy rõ vai trò của những quyết sách mạnh mẽ và hiệu quả của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực của nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật về kinh tế Việt Nam năm 2023 do Báo Đấu thầu bình chọn.
Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao với tổng số tiền là 677.349 tỷ đồng, sẽ tiếp tục tạo nên những công trình, dẫn dắt sự phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Đầu tư công tiếp tục sứ mệnh là động lực tăng trưởng 2024

(BĐT) - Năm 2023, trong bối cảnh nhiều khó khăn, lượng vốn đầu tư công lớn đưa vào nền kinh tế đã đóng góp quan trọng vào phục hồi, tăng trưởng GDP cho đất nước. Năm 2024, đầu tư công tiếp tục được nhận định là động lực quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng, đòi hỏi phải khắc phục nhanh các điểm nghẽn, tăng tốc giải ngân ngay từ đầu năm. Phóng viên Báo Đấu thầu đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Tâm - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xung quanh vấn đề này.
Năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công của nhiều địa phương đạt kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều kế sách làm nên “quả ngọt”

(BĐT) - Năm 2023 khép lại với nhiều kết quả đáng ghi nhận về con số giải ngân đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung đó là những nỗ lực thầm lặng của các địa phương với những cách làm riêng, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả. Trong số báo Chào năm mới 2024, Báo Đấu thầu trân trọng gửi tới quý độc giả một số cách làm hay từ địa phương và thành quả trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2023 là năm đấu thầu qua mạng tăng đột biến về chất và lượng, lan tỏa khắp các công trình nghìn tỷ trọng điểm quốc gia, dự án nhóm A của các địa phương trên cả nước. Ảnh: Lê Tiên

Bức tranh đấu thầu nhiều điểm sáng

(BĐT) - Năm 2023 là một năm nhiều ý nghĩa đối với hoạt động đấu thầu, đánh dấu sự ra đời của Luật Đấu thầu 2023 nhằm tháo gỡ các vướng mắc tồn tại trong thực tiễn đấu thầu suốt 10 năm qua, đồng thời là cột mốc 1 năm chính thức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống e-GP) mới với nhiều tiện ích vượt trội. Đây là nền tảng quan trọng để năm 2024 hoạt động đấu thầu ngày càng công khai, minh bạch, cạnh tranh, hiệu quả hơn.
Nhiều hộ kinh doanh đã tự tin, tích cực tham gia đấu thầu rộng rãi. Ảnh: Huế Nguyễn

Cơ hội cho hộ kinh doanh trên đường đua đấu thầu

(BĐT) - Luật Đấu thầu năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 với nhiều nội dung mới, mang tính đột phá. Trong đó, phải kể đến việc định danh vững chắc tư cách nhà thầu, nhà đầu tư cho hộ kinh doanh - lực lượng hùng hậu đang ngày càng khẳng định mình, nhanh nhạy mở rộng cơ hội làm ăn, tăng sức cạnh tranh trên thương trường.
Những giá trị mới của Luật Đấu thầu 2023

Những giá trị mới của Luật Đấu thầu 2023

(BĐT) - Với quan điểm, định hướng lấy cộng đồng doanh nghiệp, nhà thầu làm trung tâm cho mọi thiết kế chính sách, Luật Đấu thầu 2023 được các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu hồ hởi đón nhận và phản hồi tích cực. Trong số báo Chào năm mới 2024, Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu một số đánh giá, góc nhìn về những giá trị mới mà Luật Đấu thầu 2023 mang lại cũng như kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ luật này.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Lê Tiên

Cơ hội lịch sử thu hút dòng vốn chất lượng cao

(BĐT) - Thế giới vừa trải qua một năm rất khó khăn, dòng vốn đầu tư toàn cầu sụt giảm. Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ giữ được sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN), mà nhiều cơ hội mang tính lịch sử đang mở ra, tạo bước ngoặt mới trong thu hút dòng vốn chất lượng cao, đặc biệt vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn. Báo Đấu thầu có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ĐTNN xung quanh câu chuyện này.
Thuốc nội địa hiện đã đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh. Ảnh: Tiên Giang

Mở cửa khai phá thị trường dược 20 tỷ USD

(BĐT) - Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045, tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP đạt trên 20 tỷ USD. Những nội dung mới của Luật Đấu thầu 2023 quy định chi tiết về ưu đãi trong đấu thầu mua thuốc góp phần tạo hành lang pháp lý cho thuốc Việt gia tăng thị phần.
Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đề xuất quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Ảnh: Lê Tất Tiên

Kiến tạo động lực mới từ đề xuất sửa đổi Luật Quy hoạch

(BĐT) - Sau 5 năm thực hiện Luật Quy hoạch với điểm nhấn là bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm, tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật để quy hoạch thực sự là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong định hướng, dẫn dắt sự phát triển.
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khơi dậy tinh thần doanh chủ

(BĐT) - Dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế cũng như chuyên gia trong nước có cái nhìn khá lạc quan. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%. Theo bà Nguyễn Thị Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), có thể hy vọng vào tín hiệu tích cực của tình hình đăng ký thành lập DN trong năm 2024.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu hoạt động, nâng cấp năng lực quản trị, từ đó nâng cao khả năng thích ứng trong bối cảnh mới. Ảnh: Lê Tiên

Tận dụng cơ hội, tạo đà tăng tốc

(BĐT) - Vượt qua năm 2023 với nhiều khó khăn, thử thách, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội khả quan trong năm 2024. Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu ý kiến của một số doanh nghiệp (DN), chuyên gia kinh tế về triển vọng phát triển trong năm 2024.
Căng thẳng đối với hệ thống ngân hàng - tài chính có thể đã giảm bớt, song các rủi ro vĩ mô vẫn còn trong năm 2024. Ảnh: Ngọc Thắng

Kiên định và đẩy nhanh hơn nỗ lực cải cách

(BĐT) - Khép lại một năm nhiều biến động của thị trường tài chính thế giới và trong nước, TS. Nguyễn Minh Cường, nguyên Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, không thể chậm trễ việc cải cách thể chế để giúp thị trường tài chính vận hành hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chuyển đổi số quốc gia là yếu tố không thể thiếu trên hành trình đổi mới sáng tạo. Ảnh: LTT

Khai phóng sức mạnh quốc gia bằng “chìa khóa” đổi mới sáng tạo

(BĐT) - Khai phóng sức mạnh khoa học, công nghệ chính là việc hoàn thiện và vận hành các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo quốc gia. Nói cách khác, chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia là nền tảng để phát triển khoa học, công nghệ, khai phóng sức mạnh tri thức, nhằm mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao năng suất lao động trong toàn bộ các ngành thuộc nền kinh tế.
Đến nay, cả nước có 475 dự án nhà ở xã hội với quy mô 432.698 căn, trong đó, đã hoàn thành 46 dự án với quy mô 20.210 căn. Ảnh: Lê Tiên

“Cú hích” chính sách cho nhà ở xã hội

(BĐT) - “Cú hích” chính sách cho nhà ở xã hội Đã quá nửa thời gian của giai đoạn 2021 - 2025, số lượng nhà ở xã hội hoàn thành còn cách rất xa mục tiêu đề ra đến năm 2025 tại Đề án “Phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030”. Theo nhiều ý kiến, tốc độ phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian tới sẽ được cải thiện mạnh mẽ với cú hích từ chính sách, vừa giải quyết nhu cầu chỗ ở, vừa là cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp bất động sản.
Hệ thống hạ tầng Việt Nam ngày càng khang trang, bề thế. Ảnh: Tuấn Anh

2023 - “điểm hẹn” của những công trình giao thông lớn

(BĐT) - Như một cơ duyên, năm 2023, hàng loạt công trình giao thông quan trọng trên cả nước được khánh thành, khởi công, góp phần tạo nên diện mạo mới khang trang hơn, to đẹp hơn và bề thế hơn của hệ thống hạ tầng Việt Nam. Những công trình giao thông trọng yếu đang và sẽ tạo nên những kết nối lớn cho thông thương quan hệ giữa các vùng, miền, góp sức phát triển kinh tế Việt Nam 2024 và dài hạn.
Xác định năng lực tài chính của người tham gia đấu giá là vấn đề được đặt ra trong thực tiễn đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng. Ảnh: Lê Tiên

Đổi mới tư duy chính sách để đấu giá thực chất

(BĐT) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (ĐGTS) nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận sau hàng loạt vụ việc trúng đấu giá cao bất thường rồi “bỏ cọc” gây xôn xao dư luận. Nhiều quan điểm, góc nhìn về các quy định còn hạn chế của pháp luật nói chung và pháp luật về ĐGTS nói riêng để kiểm soát hoạt động này đã được chỉ ra và đề xuất sửa đổi với kỳ vọng Dự thảo Luật sẽ có nhiều nội dung mới, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, minh bạch trong lĩnh vực này.
Nguồn vốn đầu tư công giải ngân nhiều dự án trọng điểm, liên vùng giúp hạ tầng vùng Đông Nam Bộ có nhiều nét khởi sắc. Ảnh: Tiên Giang

Bước chuyển mới của “đầu tàu” Đông Nam Bộ

(BĐT) - Hàng loạt chủ trương, chính sách nhằm phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng Đông Nam Bộ đã được ban hành như Nghị quyết số 24-NQ/TW, Nghị quyết số 154/NQ-CP, Nghị quyết số 31-NQ/TW, Nghị quyết số 98/2023/QH15... Đây là những tiền đề quan trọng để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển, giữ vững vị trí “đầu tàu” của cả nước theo tinh thần "chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng, hướng tới phát triển nhanh, bền vững".
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè một thời ô nhiễm nay đã trở nên xanh trong, làm đẹp diện mạo TP.HCM. Ảnh: Phương Ngân

TP.HCM hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh những dòng kênh

(BĐT) - Hơn 10 năm trước, TP.HCM hoàn tất công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, mở ra một không gian đô thị đẹp, văn minh, thân thiện giữa trung tâm Thành phố. Sau 10 năm, hàng loạt dự án nạo vét kênh quy mô lớn tiếp tục được ưu tiên đầu tư để hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh những dòng kênh của hàng triệu người dân, xứng đáng là thành phố phồn hoa, hiện đại.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á. Ảnh: Hoàng Hà

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Tầm nhìn quy hoạch và khát vọng bứt phá

(BĐT) - Hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ với hàng loạt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 trong năm 2023, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đang hồ hởi bước vào năm mới 2024 với nhiều hy vọng và dự cảm tốt lành về sự phục hồi kinh tế, phát triển ổn định, mạnh mẽ và bền vững.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư