Ảnh: Trần Minh Lương

Bảo đảm điện cho nền kinh tế

(BĐT) - Đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nước ta thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như ngành bán dẫn.
Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, tới năm 2030, tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW, tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW. Ảnh: Thanh Cường

Mở không gian phát triển ngành năng lượng Việt Nam

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) cũng như Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững, công bằng, phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Không chỉ vậy, theo ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII còn mở ra dư địa lớn để phát triển kinh tế - xã hội cho từng địa phương, cho đất nước.
Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm phát thải ra môi trường. Ảnh: Tuấn Anh

Điện cho tăng trưởng: Cuộc “chuyển mình” của chính sách và doanh nghiệp

(BĐT) - Liên tục cải tiến và tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm năng lượng, từng bước đầu tư nhằm tự chủ nguồn năng lượng đang trở thành xu thế của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh sự chuyển động của các doanh nghiệp, chính sách điều tiết thị trường điện đang từng bước chuyển mình theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội cho các chủ thể phát huy sức sáng tạo, chủ động tìm đến điểm hiệu quả tối ưu.
Nguồn cung điện đủ, ổn định và đáp ứng yêu cầu xanh hóa là yếu tố quan trọng để thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Ảnh: Tuấn Anh

Giải bài toán điện cho công nghiệp công nghệ cao

(BĐT) - Trong bối cảnh địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều tập đoàn công nghiệp công nghệ cao tiếp tục tìm cách đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi liên kết, cung ứng, sản xuất, trong đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến của dòng vốn đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, việc bảo đảm nguồn cung điện gắn với chuyển dịch năng lượng xanh cần được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp (DN) tập trung thực hiện.
EVN đã lên phương án huy động linh hoạt các nguồn phát để bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Ảnh minh họa: LTT

Phụ tải tăng - thách thức lớn của ngành điện

(BĐT) - Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2024 dư luận chứng kiến những hóa đơn tiền được “khoe” trên mạng xã hội kèm theo những cảm thán khác nhau: “Chỉ số đồng hồ đo điện “nhảy” còn nhanh hơn giá vàng; Ôi ngất với tiền điện; Không thể nào hiểu nổi…”. Nắng nóng trên diện rộng ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam là “thủ phạm” đẩy mức tiêu thụ điện của khách hàng tăng đột biến.
Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (1.200 MW) dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Ảnh: Đ.Hà

Loạt dự án nguồn, lưới điện cần đẩy nhanh tiến độ

(BĐT) - Tình trạng cắt điện luân phiên tại khu vực miền Bắc đã gây ra tâm lý lo ngại từ khách hàng sử dụng điện, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu hút đầu tư… Để giải bài toán cung ứng điện trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, cần nhanh chóng hoàn thành các dự án đầu tư nguồn phát và lưới điện đang dở dang cũng như đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án đầu tư mới.
Việc áp dụng giá điện hai thành phần mới ở bước nghiên cứu thí điểm với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Nhã Chi

Giá điện hai thành phần: Tạo “sân chơi” minh bạch, công bằng và hiệu quả

(BĐT) - Để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần (tiền điện chỉ trả theo điện năng tiêu thụ), cơ chế giá điện hai thành phần (bao gồm giá công suất và điện năng) đang được Bộ Công Thương xây dựng. Việc thúc đẩy triển khai thực hiện giá điện hai thành phần được nhiều chuyên gia lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp đánh giá là cần thiết. Đây cũng là cách chúng ta tạo sân chơi minh bạch, công bằng và hiệu quả hơn cho tất cả các bên để tiến tới thị trường điện cạnh tranh.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) được kỳ vọng giúp nâng cao khả năng truyền tải liên miền từ 2.200 MW hiện nay lên khoảng 5.000 MW, góp phần bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc. Ảnh: Nhã Chi

Chạy nước rút tiến độ Đường dây 500 kV mạch 3

(BĐT) - Mốc thời gian yêu cầu hoàn thành đóng điện công trình Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trước ngày 30/6/2024 đang đếm ngược từng ngày. Lúc này, trên công trường, hàng nghìn người lao động thi công 3 ca 4 kíp, chạy đua với thời gian để kéo dòng điện ra Bắc, kịp thời cung ứng ngay từ mùa hè năm nay.
Quy hoạch điện VIII sẽ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh và bền vững, từ đó tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh: Bùi Văn Thịnh

Hiện thực hóa cơ hội phát triển năng lượng bền vững

(BĐT) - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) có sự cân đối, hài hòa về cơ cấu nguồn và lưới giữa các vùng miền. Đây cũng là bản quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam, thúc đẩy chuyển dịch theo hướng xanh và bền vững, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà thầu cho biết, họ đã và đang chủ động tìm kiếm giải pháp để không bỏ lỡ cơ hội từ Quy hoạch.
Công nhân ngành điện kiểm tra, bảo dưỡng thệ thống truyền tải. Ảnh: Lê Tiên

Điện lực địa phương chung sức giải bài toán điện

(BĐT) - Điện lực địa phương được đánh giá là mắt xích quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống điện quốc gia. Đây là các đơn vị trực tiếp tương tác với khách hàng; xử lý, khắc phục sự cố về điện; là lực lượng tuần tra, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống truyền tải; tuyên truyền khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, góp phần giải bài toán cung - cầu điện cho phát triển kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Hơn 100 GW công suất năng lượng tái tạo dự kiến được đấu thầu trên toàn cầu trong năm 2024, trong đó có hơn 60 GW điện gió ngoài khơi. Ảnh: Văn Thịnh

Lựa chọn nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo: Hiệu quả kép từ đấu thầu

(BĐT) - Hơn 80 quốc gia trên thế giới đang sử dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo (NLTT). Phương thức này tạo ra cơ hội, môi trường cạnh tranh, minh bạch cho các doanh nghiệp, nhà thầu có tiềm lực, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy tính hiệu quả của các dự án năng lượng và tăng giá trị chuỗi cung ứng nội địa.
Năm 2023, EVN đã triển khai 11.176 gói thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng và đầu tư phát triển với tổng giá trúng thầu khoảng 47.881 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi

Đấu thầu thúc đẩy phát triển hạ tầng ngành điện

(BĐT) - Để đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang tích cực triển khai nhiều dự án đầu tư, bao gồm cả nguồn và lưới điện. Trong đó, công tác lựa chọn nhà thầu được EVN xác định là khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy phát triển hạ tầng ngành điện.
Nhiều gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư ngành điện thu hút sự tham gia của đông đảo nhà thầu. Ảnh: Lê Tiên

Tăng tính cạnh tranh tại các gói thầu vật tư điện

(BĐT) - Theo dữ liệu thống kê của Báo Đấu thầu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang là đơn vị có tổng số gói thầu thực hiện qua mạng lớn nhất cả nước. Quy mô các gói thầu cũng tăng lên không ngừng. Đặc biệt, tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu hàng năm của Tập đoàn luôn duy trì ở mức cao, trên 10%. Tuy vậy, công tác đấu thầu vật tư, thiết bị điện vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.
Công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

EVN dồn lực bảo đảm cung ứng điện

(BĐT) - Quý I/2024 dù chưa bước vào mùa cao điểm nắng nóng nhưng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 69,4 tỷ kWh, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023. Với vai trò là “trụ cột” của ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đã chủ động chuẩn bị nhiều giải pháp từ sớm, từ xa với tinh thần, nỗ lực cao nhất bảo đảm cung ứng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
Thi công kéo điện cáp nổi của công trình đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc

EVNSPC: Hành trình 20 năm “thắp sáng” đảo Ngọc

(BĐT) - Thời điểm cuối năm 2001, hệ thống điện trên huyện đảo Phú Quốc (do UBND tỉnh Kiên Giang quản lý) chỉ gồm 41 km đường dây trung thế, 44 km đường dây hạ thế, với 1 trạm phát điện diesel công suất khoảng 3 MW gồm 2 máy phát DG72 và 3 máy phát Caterpillar, cấp điện cho 4.252 khách hàng với sản lượng điện tiêu thụ cả năm chưa đầy 6 triệu kWh.
Ngày 5/4/2024, Tổng công ty Điện lực - TKV và Liên danh Tổng công ty Xây dựng số 1 - Công ty TNHH Tập đoàn DR.AZ tổ chức lễ triển khai xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II

Đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II: Điện lực TKV góp phần bảo đảm an ninh năng lượng

(BĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị đầu tư kỹ càng, Tổng công ty Điện lực TKV thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã triển khai xây dựng các hạng mục Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Na Dương II tại tỉnh Lạng Sơn. Nhà máy khi hoàn thành và đưa vào vận hành sẽ đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Cán bộ EVNCPC kiểm tra, bảo dưỡng trạm biến áp bảo đảm vận hành nguồn điện an toàn, thông suốt

EVNCPC: Nhiều giải pháp vận hành lưới điện thông suốt

(BĐT) - Nắng nóng gay gắt ngay từ đầu mùa khô đã đẩy nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Để duy trì nguồn điện ổn định, liên tục trong cả tình huống tăng đột biến từ nhu cầu sử dụng của khách hàng, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, vận hành thông suốt từ nhà máy sản xuất điện, đơn vị truyền tải, đơn vị quản lý và xử lý sự cố…
Ban lãnh đạo Công ty Điện lực Hà Đông họp bàn với khách hàng về giải pháp cung ứng điện năm 2024

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ

(BĐT) - Là một trong những quận lớn của Thủ đô Hà Nội, Hà Đông là địa bàn có tốc độ phát triển và tăng trưởng hàng năm ở mức cao. Để cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, chính trị trên địa bàn, Công ty Điện lực Hà Đông (PC Hà Đông) luôn nỗ lực đầu tư hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm điện.
Cán bộ của Công ty Điện lực Tuyên Quang kiểm tra, đánh giá thực trạng tổng thể hệ thống lưới điện trên địa bàn

Công ty Điện lực Tuyên Quang: Bảo đảm nguồn điện cho phát triển kinh tế - xã hội

(BĐT) - Để chủ động trong công tác cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Công ty Điện lực Tuyên Quang đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình điện, triển khai nhiều giải pháp, phương án, sẵn sàng cung ứng điện năng. Qua đó bảo đảm vận hành lưới điện an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
Tuyên truyền cán bộ, công nhân viên sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại: Tiết kiệm nhiều tỷ đồng nhờ giảm lượng điện tiêu thụ

(BĐT) - Tiết kiệm điện không chỉ dừng lại ở hình thức tuyên truyền, phổ biến mà còn là yêu cầu nỗ lực, tạo thói quen tốt từ chính mỗi cá nhân để hạn chế lãng phí năng lượng điện. Đây là quan điểm xuyên suốt của ông Mai Quốc Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại trong quá trình dẫn dắt và bảo đảm sự vận hành của doanh nghiệp này có hiệu quả trong thời gian qua.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư