(BĐT) - Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quý I năm 2024, GDP Việt Nam ước tăng 5,66%, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023. Nhiều chủ thể trong nền kinh tế tin rằng, cơ hội phục hồi và phát triển đang rộng mở trong bối cảnh Chính phủ nỗ lực thúc đẩy đầu tư công; dòng vốn đầu tư quốc tế ngày càng quan tâm đến Việt Nam và nền tảng chính sách mới có nhiều điểm đột phá, tiến bộ.
(BĐT) - Cách đây 49 năm, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất. Để đi đến thắng lợi đó, trên mặt trận quân sự, việc lựa chọn những trận đánh mang tính chất quyết định tạo nên bước ngoặt của cuộc kháng chiến đóng vai trò vô cùng quan trọng.
(BĐT) - Sau gần 50 năm thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đứng thứ 35 trong TOP 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỷ USD. Chặng đường phát triển tiếp theo hướng tới mục tiêu trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần những nỗ lực lớn để tiếp tục vững bước.
(BĐT) - Theo ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), xây dựng thể chế và nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật là vấn đề được Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm.
(BĐT) - Bức tranh quý I/2024 phản ánh kinh tế nước ta từng bước phục hồi, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu minh chứng thành công trong công tác điều hành ổn định vĩ mô, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
(BĐT) - Dòng vốn đầu tư công chảy nhanh vào nền kinh tế ngay trong những tháng đầu năm 2024 góp phần không nhỏ vào kết quả tăng trưởng GDP quý I/2024. Trong bối cảnh cả xuất khẩu và tiêu dùng còn nhiều khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được coi là lực đẩy quan trọng để kích thích tăng trưởng về phía tổng cầu, gia tăng nội lực và tạo nền tảng cho nền kinh tế bứt phá mạnh mẽ hơn trong trung, dài hạn.
(BĐT) - Bên cạnh tự do hóa, hội nhập quốc tế là một trong hai định hướng chiến lược cơ bản của công cuộc đổi mới. Quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần đổi mới tư duy hoạch định chính sách, hoàn thiện các chuẩn mực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, từng bước mở rộng quy mô thị trường hàng hóa và dịch vụ, nâng cao vị thế đất nước, nhưng cũng gia tăng những thách thức, đòi hỏi phải cải thiện năng lực cạnh tranh để tận dụng tốt nhất cơ hội phát triển.
(BĐT) - Trong xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như chip, bán dẫn, công nghệ cao, công nghệ lõi…, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, nếu tận dụng tốt có thể mở ra làn sóng đầu tư lần thứ 4 vào những lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển, tạo nhiều cơ hội mới cho đất nước và doanh nghiệp Việt.
(BĐT) - Đầu tư hạ tầng giao thông đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi nguồn nhân lực lớn tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành những công trình giao thông tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, đơn giá, định mức chi trả cho nhân công lạc hậu khiến ngành giao thông khó “giữ chân” người tài, càng khó hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tham gia đào tạo bổ sung “nguồn cung” trong tương lai.
(BĐT) - Nhiều tổ chức tài chính cũng như các nhà đầu tư quốc tế đánh giá, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trong các lĩnh vực mới là công nghệ cao và kinh tế xanh. Để không bỏ lỡ cơ hội “ngàn năm có một”, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, ngành điện đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng điện, xương sống của nền kinh tế để đón sóng đầu tư.
(BĐT) - Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các ngân hàng phát triển, đồng thời giám sát chặt chẽ khả năng thao túng, chi phối hoạt động ngân hàng, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để đạt được mục tiêu định hướng này, cần các giải pháp thực thi hiệu quả, cơ chế giám sát chặt chẽ và chế tài nghiêm minh với các sai phạm.
(BĐT) - Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khi được nâng hạng sẽ thu hút nhiều hơn sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đầu tư theo hình thức góp vốn. Không chỉ có vốn, nhà ĐTNN sẽ góp kinh nghiệm quản lý, chiến lược đầu tư và công nghệ mới, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích đó, doanh nghiệp cần nỗ lực cải thiện niềm tin, sự minh bạch và tạo điều kiện cho nhà ĐTNN hiểu về mình.
(BĐT) - Kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ phục hồi yếu khi tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức lớn. Ở trong nước, những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu chưa có sự khởi sắc rõ nét. Con đường trước mắt còn gian nan nhưng doanh nghiệp (DN) ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã nhìn thấy cơ hội, bày tỏ niềm tin và kỳ vọng tích cực về sản xuất, kinh doanh năm 2024.
(BĐT) - 6%, 5,8% hay 5,5% là những dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 từ các định chế tài chính uy tín thế giới như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Sự lạc quan về triển vọng kinh tế cũng được thể hiện thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 tăng trưởng mạnh của nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành.
(BĐT) - VinFast, FPT, Vinamilk, Viettel, Lộc Trời, Vicostone… và nhiều thương hiệu Việt Nam khác đang có những bước đi nhanh, vững chắc trên thị trường quốc tế. Quyết tâm, nỗ lực chinh phục thị trường thế giới của nhiều doanh nghiệp Việt đang mang lại kết quả xứng đáng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
(BĐT) - Việt Nam đang kiến tạo môi trường và những yếu tố thuận lợi cho đổi mới sáng tạo (ĐMST) nói chung và đầu tư sáng tạo khởi nghiệp nói riêng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết và thúc đẩy các doanh nghiệp tạo sản phẩm tốt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để trụ vững và vươn tầm…
(BĐT) - Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang có dư địa phát triển lớn khi liên tục được nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới quan tâm khảo sát đầu tư và gia tăng vốn đầu tư. Để không lỡ nhịp trong “cuộc đua” thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn và siêu lợi nhuận này, cần tăng tốc chuẩn bị “hậu cần” và củng cố lợi thế cạnh tranh.
(BĐT) - Sau giai đoạn dài gần như “ngưng trệ” đầu tư cải tạo hạ tầng đô thị do vướng mắc cơ chế, TP.HCM đang có bước chạy đà ngoạn mục khi đã và đang triển khai loạt dự án trọng điểm. Nhờ chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 98/2023/QH15, bộ mặt đô thị của Thành phố sẽ được chỉnh trang hiện đại, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường sống cho người dân.
(BĐT) - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trong quá trình hoàn thiện các bước cuối trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch được kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho sự phát triển của Hà Nội để ngang tầm với thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới, trở thành cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy phát triển vùng và đất nước.
(BĐT) - Nhiều dự án hạ tầng đường bộ quy mô lớn đã và đang được đầu tư, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiến gần đến ngày trình Chính phủ phê duyệt đang góp phần định hình không gian phát triển, tầm nhìn, động lực mới cho dải đất miền Trung.