Lĩnh vực xây dựng là “quán quân” tăng trưởng tín dụng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cho biết, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực xây dựng đạt gần 6% trong 7 tháng đầu năm 2020, cao gần gấp rưỡi so với mức tăng chung hơn 4% của tất cả các lĩnh vực.
Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực xây dựng đat gần 6% trong 7 tháng đầu năm. Ảnh: Internet
Tăng trưởng tín dụng lĩnh vực xây dựng đat gần 6% trong 7 tháng đầu năm. Ảnh: Internet

Cụ thể, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực xây dựng đạt tăng 5,8%, với tổng dư nợ hơn 847.522 tỷ đồng, chiếm 10% dư nợ. Lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng hơn 3% với tổng dư nợ hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Cả công nghiệp và xây dựng chiếm 29% cơ cấu với hơn 2,45 triệu tỷ đồng. Tín dụng vào lĩnh vực thương mại tăng 4% với hơn 1,9 triệu tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ.

Một số hoạt động dịch vụ khác ghi nhận tăng trưởng 4,42% với gần 3,2 triệu tỷ đồng dư nợ, chiếm 38% tổng tín dụng, dẫn đầu cơ cấu.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trong khi đó, kết quả điều tra xu hướng tín dụng 6 tháng đầu năm của NHNN với các tổ chức tín dụng (TCTD) cho thấy, các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2020 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu, xây dựng và dệt may.

Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng xuất, nhập khẩu sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là bán buôn, bán lẻ (47%); dệt may (41%) và xây dựng (40%).

Đánh giá tổng thể trong cả năm 2020, bán buôn, bán lẻ vẫn là lĩnh vực được nhiều TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng nhất (46,9%); tiếp đến là xây dựng (43,9%); xuất nhập khẩu (41,8%) và dệt may (40,8%). Đây cũng là 4 lĩnh vực được phần lớn các TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2021, trong đó xuất nhập khẩu được nhiều TCTD lựa chọn nhất.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư