Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: TTXVN. |
“Hiệp định sẽ có hiệu lực khi có đủ 2/3 thành viên WTO phê chuẩn. Tức chỉ cần 108 thành viên phê chuẩn là hiệp định có hiệu lực. Vì thế, hiệp định có thể có hiệu lực bất cứ lúc nào, có thể tuần sau, cũng có thể tháng sau hoặc vài năm”, ông Toàn chia sẻ.
Khi được hỏi Việt Nam đã chuẩn bị những gì cho sự kiện này, ông Toàn cho biết, Bộ Tài chính chủ trì triển khai một số công việc chính, như rà soát đối chiếu quy định hiện nay có quy định nào chưa có theo cam kết của hiệp định để sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật để đảm bảo ban hành đầy đủ, kịp thời.
Ông cũng cho biết, tháng 7/2014, Việt Nam cũng đã thông báo cho WTO về 15 cam kết phải thực hiện ngay khi hiệp định có hiệu lực. “15 cam kết này được phân nhóm A, tức là nhóm cam kết thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Ví dụ như: Các điểm giải đáp pháp luật, doanh nghiệp có cơ hội góp ý và thông tin trước thời điểm các quy định mới có hiệu lực, hay như quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện.
Một trong những cam kết đáng chú ý mà Việt Nam phải thực hiện đó là có quy định chung về phí và lệ phí phải thu hoặc có liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu và xử phạt hay như phí quá cảnh,… Ông Toàn cho biết, đây là các cam kết nằm trong nhóm A phải thực hiện ngay khi có hiệu lực. Ngoài ra, Việt Nam cần tiến hành phân nhóm cam kết thuộc nhóm B, C, tức là các cam kết có thể được ân hạn, chuẩn bị đẩy đủ hoặc cam kết cần hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài.