Giải phóng mặt bằng chậm là khó khăn lớn nhất với dự án đầu tư có sử dụng đất

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Công tác giải phóng mặt bằng các dự án của chúng tôi rất khó khăn do người dân không đồng thuận, yêu cầu giá đền bù quá cao.
Ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Hưng Thịnh

Ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Hưng Thịnh

3 dự án của chúng tôi ký hợp đồng từ năm 2017 diện tích không lớn, khoảng 3 ha/1 dự án nhưng đến nay mới gần hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, được khoảng 90%. 2 dự án diện tích khoảng 9 ha, ký hợp đồng từ đầu năm 2019 đến nay giải phóng được khoảng 50 - 60%.

Các dự án đầu tư có sử dụng đất khi đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, theo quy định, sau khi trúng thầu, nhà đầu tư ứng tiền cho cơ quan nhà nước tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng quỹ đất dự án. Chi phí giải phóng mặt bằng mỗi dự án không nhỏ, nhà đầu tư phải ứng vốn cùng lúc cho nhiều dự án, nhưng thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng rất chậm, dẫn đến chậm được giao đất để thực hiện, đưa vào kinh doanh. Nếu không trường vốn sẽ rất khó khăn.

Nguyên nhân khó thực hiện giải phóng mặt bằng chủ yếu do người dân không đồng ý mức giá đền bù. Các dự án đầu tư có sử dụng đất tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc diện Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có dự án liền kề nhà đầu tư tự thỏa thuận bồi thường, giá đền bù cao hơn giá do Nhà nước thu hồi rất nhiều, tạo ra tâm lý so sánh. Ngoài ra, một số người sử dụng đất cố tình chậm bàn giao, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi không hợp lý.

Vì thế, chúng tôi rất mong muốn có sự hỗ trợ để sớm được bàn giao mặt bằng triển khai dự án, đi vào khai thác.

Về lâu dài, việc sửa đổi Luật Đất đai nên xem xét tháo gỡ tận gốc vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nên theo hướng quy định tất cả các dự án phải thu hồi đất đều do cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi, quyết định phương án bồi thường tái định cư và đứng ra thu hồi, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng theo một cơ chế thống nhất.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư