(BĐT) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch đền bù giải tỏa 202 dự án trên địa bàn trong thời gian tới. Trong đó, riêng năm 2023, đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng 100 dự án với 10.008 hồ sơ đền bù giải tỏa về nhà, đất, công trình.
(BĐT) - Nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, bàn giao để các ban quản lý dự án của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tiến hành khởi công gói thầu đầu tiên cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trước ngày 31/12.
(BĐT) - Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 đoạn Yên Viên - Ngọc Hồi được phê duyệt đầu tư năm 2008 với tổng mức đầu tư 19.460 tỷ đồng. Quá trình triển khai Dự án bị ảnh hưởng lớn bởi vụ việc tư vấn JTC của Nhật Bản đưa hối lộ và đến nay vẫn dừng ở bước giải phóng mặt bằng. Dự án khởi động bởi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, rồi được trả về Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và mới đây Bộ GTVT làm thủ tục bàn giao lại cho UBND TP. Hà Nội.
(BĐT) - Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Trường Thịnh là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp giao thông, hạ tầng các khu dân cư... Quá trình triển khai thực hiện hợp đồng một số dự án, Công ty gặp không ít vướng mắc, khó khăn chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan.
(BĐT) - Dù khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành đã đạt 95%, nhưng con số này đã dừng lại nhiều tháng nay vì một số vướng mắc. Trong đó, sự khác biệt ý kiến giữa Kiểm toán Nhà nước và UBND tỉnh Đồng Nai xung quanh 6 nhóm vấn đề khiến tỉnh này chưa thể xử lý dứt điểm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
(BĐT) - Thực tế vướng mắc nhất hiện nay đối với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án là đơn giá đền bù theo quy định đã “lạc hậu” so với thực tế, nên để đạt được sự đồng thuận của tất cả người dân khá khó khăn. Các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn nói chung và những dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Đà Nẵng nói riêng đều gặp phải vướng mắc này.
(BĐT) - Thời gian qua, tiến độ của nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh bị ảnh hưởng bởi công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Theo đó, một trong những biện pháp để gỡ “nút thắt” này là tập trung nghiên cứu, sửa đổi, gỡ vướng quy định trong lĩnh vực đất đai.
(BĐT) - Đường vành đai phía Tây TP. Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 và Quốc lộ 61C) là dự án giao thông trọng điểm của TP. Cần Thơ. Sau 1 năm được phê duyệt, Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ (chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu) đang khẩn trương triển khai công tác lựa chọn nhà thầu để khởi công Dự án vào quý IV/2022.
(BĐT) - Những năm trước, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Nam chậm tiến độ do vướng mắc về bồi thường và giải phóng mặt bằng, đơn cử Dự án Đường nối từ đường Võ Chí Công đến Quốc lộ 1 đoạn qua ngã ba Cây Cốc (huyện Thăng Bình); Dự án Đường nối từ Quốc lộ 1 đến nút giao cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với Quốc lộ 14E; Dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 40B; Dự án Nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà; Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai…
(BĐT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn là một trong những vướng mắc chính làm cản trở tiến độ giải ngân đầu tư công. Trong đó, ngoài nguyên nhân chủ quan về tổ chức thực hiện, vướng mắc còn đến từ quy định pháp lý liên quan đến công tác GPMB. Hiện Luật Đất đai (sửa đổi) đang được xây dựng, nhiều luật có liên quan đến đầu tư cũng được đề xuất sửa đổi tổng thể… sẽ là cơ hội để có những đổi mới mang tính bước ngoặt trong công tác này.
UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng kế hoạch giải phóng mặt bằng trên địa bàn còn thiếu tính khả thi và chưa có trọng tâm, một số chủ đầu tư năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện dự án còn hạn chế, do đó tỉnh này yêu cầu loạt dự án sân golf, khách sạn và khu đô thị trên địa bàn hoàn thành việc giải phóng mặt bằng theo tiến độ.
(BĐT) - Những năm tới, tỉnh Đồng Nai tham gia triển khai các dự án giao thông trọng điểm gồm đường Vành đai 3 TP.HCM và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Với yêu cầu tiến độ gấp rút, Đồng Nai đang chủ động đẩy nhanh giải phóng mặt bằng (GPMB) và xác định đây là công tác ưu tiên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
(BĐT) - Với nhiều vướng mắc do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2022 của nhiều địa phương vẫn chậm. Với đặc thù của chi đầu tư phát triển, kỳ vọng nguồn vốn này sẽ được đẩy nhanh giải ngân hơn vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để tạo sự chuyển biến thực sự trong giải ngân đầu tư công, vẫn cần thêm giải pháp đột phá.
(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng (Ban QLDA) đang làm chủ đầu tư hai dự án lớn là Tuyến vành đai phía Tây 2 và Tuyến ĐH02 Hòa Nhơn - Hòa Sơn. Hai dự án này theo kế hoạch được duyệt đang bị chậm tiến độ do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp nhiều khó khăn.
(BĐT) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc tuyến Quốc lộ 40B).
(BĐT) - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung (đợt 3) Tiểu dự án giải phóng mặt bằng thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3B đoạn Xuất Hóa - Cửa khẩu Pò Mã - giai đoạn 2.
(BĐT) - Theo nhiều địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chậm trong 5 tháng đầu năm, giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn là điểm nghẽn lớn, và càng khó khăn khi giá đất tăng nóng trong thời gian qua. Tách GPMB thành một dự án độc lập là mong muốn của nhiều địa phương, nhưng song hành với đó cần thêm nhiều giải pháp để giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
(BĐT) - Tỉnh An Giang vừa thống nhất bố trí 1.380 tỷ đồng từ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương do cấp tỉnh quản lý để tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua địa phận tỉnh An Giang.
(BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư đề nghị đề xuất nhu cầu kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương năm 2021 sang năm 2022.