Đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất với đất chưa giải phóng mặt bằng là rất cần thiết

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Quy định giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa giải phóng mặt bằng tại Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA)

Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc xã hội hóa, huy động nguồn lực tài chính của nhà đầu tư trúng thầu dự án nhà ở thương mại để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thật thỏa đáng cho người có đất bị thu hồi là rất cần thiết và cũng nhằm thực hiện đầy đủ vai trò kiến tạo của Nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của tất cả các bên, gồm người có đất bị thu hồi, nhà đầu tư và lợi ích công cộng do Nhà nước là người đại diện...

Bên cạnh đó, HoREA đề nghị bổ sung quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với cả đất đã giải phóng mặt bằng tại Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ví dụ trường hợp TP.HCM đã thực hiện đấu giá 4 lô đất số 3.5; 3.6; 3.9; 3.12 thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích trên dưới 10.000 m2/lô đã giải phóng mặt bằng (nay đã hủy kết quả cuộc đấu giá), chúng tôi cho rằng, TP.HCM hoàn toàn có thể lựa chọn thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với 4 lô đất này.

Bởi lẽ, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất đều để lựa chọn nhà đầu tư nhưng có mục đích khác nhau. Đấu giá quyền sử dụng đất nhằm lựa chọn nhà đầu tư trả giá cao nhất, còn đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tốt nhất, dự án có chất lượng nhất, nhà đầu tư có cam kết nghĩa vụ tài chính cao nhất.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư