Tăng cường xúc tiến thương mại, bình ổn mặt hàng gạo

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Công Thương vừa ban hành chỉ thị về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thời gian qua, tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga). Hiện tượng El Nino và biến động chính trị tại một số quốc gia đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Trước bối cảnh đó, để công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, đảm bảo lợi ích của người trồng lúa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa và triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo lực lượng tại địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo.

Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu triển khai kiểm tra thi hành pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu, Cục Xuất Nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, trình Chính phủ trong quý 3/2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Chỉ thị cũng yêu cầu các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo dõi sát tình hình thương mại gạo thế giới, động thái của các nước xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu, trao đổi cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam để xây dựng phương án tổ chức sản xuất, giao dịch, đàm phán đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.

Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp - Tài chính, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới; phối hợp theo dõi tình hình sản xuất lúa gạo, diễn biến cung cầu, giá cả thị trường thóc, gạo nội địa;...

Tại chỉ thị này, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu, Cục Xúc tiến thương mại bố trí kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại gạo trong Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại hàng năm, nhất là các chương trình xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tín hiệu thị trường và tạo điều kiện để thương nhân khai thác hiệu quả lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên nhằm đa dạng hóa, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam...

Đối với Cục Phòng vệ Thương mại, triển khai các hoạt động cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và trợ giúp thương nhân xuất khẩu gạo trong trường hợp bị nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Bộ trưởng giao Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động chỉ đạo Sở Công Thương địa phương có phương án chuẩn bị nguồn cung, đảm bảo chất lượng và cân đối cung cầu mặt hàng gạo tại thị trường trong nước, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, góp phần bình ổn giá gạo nói riêng và giá lương thực nói chung, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Chỉ thị cũng yêu cầu các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo dõi sát tình hình thương mại gạo thế giới, động thái của các nước xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu, trao đổi cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam để xây dựng phương án tổ chức sản xuất, giao dịch, đàm phán đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.

Chuyên đề