Ngày làm việc thứ năm (25/10), Quốc hội thảo luận về Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật Công chứng (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Ngày 25/10/2024, tiếp tục ngày làm việc thứ năm của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Buổi sáng, tại nội dung thứ nhất, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tại phiên thảo luận có 22 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, 1 lượt đại biểu Quốc hội tranh luận; trong đó, các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của Dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: giải thích từ ngữ; hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; căn cứ, trình tự và trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, điều kiện điều chỉnh, cắm mốc theo quy hoạch đô thị và nông thôn; nguyên tắc trong hoạt động, lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn; nhiệm vụ lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương; quy định và yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quy hoạch đô thị và nông thôn, việc bảo đảm sự phù hợp, tuân thủ của dự án đầu tư xây dựng với quy hoạch đô thị, nông thôn trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn;

Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã và quy hoạch chung đô thị mới dự kiến trở thành thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch phân khu đô thị, chi tiết đô thị, không gian ngầm, chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc Trung ương; đảm bảo tính thống nhất giữa các luật và trong hệ thống các quy hoạch; các hành vi bị nghiêm cấm; những trường hợp liên quan đến phạm vi quy hoạch và địa giới hành chính khi lập trong quy hoạch đô thị và nông thôn; nguồn lực hỗ trợ hoạt động, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ, điều chỉnh, quy định quản lý, công bố, quy hoạch đô thị và nông thôn; trách nhiệm của UBND các cấp; trách nhiệm tổ chức, thời hạn lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn; lập quy hoạch chung huyện, quy hoạch chung xã; kinh phí cho hoạt động quy hoạch…

Tại phiên thảo luận, có 22 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, 1 lượt đại biểu Quốc hội tranh luận

Tại phiên thảo luận, có 22 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, 1 lượt đại biểu Quốc hội tranh luận

Kết thúc thảo luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thay mặt Ban soạn thảo giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bước sang nội dung thứ hai của buổi sáng, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Buổi chiều, tại nội dung thứ nhất, Quốc hội họp riêng tiếp tục công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 157/2024/QH15 ngày 25/10/2024 về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Bùi Văn Cường.

Ông Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV; nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Bước sang nội dung thứ hai của buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến; đa số các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của Dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng; tiếp nhận thành viên hợp danh mới, tạm ngừng hoạt động, mô hình của Văn phòng công chứng; bán Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng; tổ chức hành nghề công chứng; quyền của tổ chức hành nghề công chứng; việc xã hội hóa, chuyển đổi, giải thể phòng công chứng; nguyên tắc hành nghề công chứng; thẻ công chứng viên; quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; độ tuổi bổ nhiệm, hành nghề công chứng viên; chức năng xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hình thức hành nghề, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; bảo đảm sự bình đẳng trong hoạt động công chứng; thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản; các hành vi bị nghiêm cấm; hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng; cơ sở dữ liệu công chứng; địa điểm công chứng; bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng; quy định về các loại giao dịch phải công chứng; phạm vi áp dụng, bảo vệ dữ liệu cá nhân, chữ ký điện tử trong công chứng điện tử; công chứng văn bản từ chối nhận di sản; gửi giữ di chúc...

Tại phiên thảo luận, có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, đa số các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Tại phiên thảo luận, có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến, đa số các ý kiến cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

Kết thúc thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Chuyên đề