Gỡ vướng pháp luật, khơi thông nguồn lực cho phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, ngày 4/1, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Việc sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp… nhằm kịp thời gỡ khó, phát huy nguồn lực cho phát triển, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh. Ảnh: Tường Lâm
Việc sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp… nhằm kịp thời gỡ khó, phát huy nguồn lực cho phát triển, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh. Ảnh: Tường Lâm

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ việc xây dựng, ban hành luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Đối với Luật Doanh nghiệp, một trong những điểm sửa đổi, bổ sung đáng chú ý trong Dự án Luật là Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

Đối với Luật Điện lực, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực theo hướng quy định Nhà nước độc quyền trong “vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng”; “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trừ các dự án lưới điện do Nhà nước đầu tư được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia theo từng thời kỳ”…

Chuyên đề