#Luật Đấu thầu
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đòi hỏi tính chuyên sâu về kỹ thuật đấu thầu và tài chính. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Chủ động cập nhật quy định mới về đấu thầu

(BĐT) - Thực thi pháp luật về đấu thầu được xem là một trong những mắt xích yếu trong hoạt động đấu thầu thời gian qua. Để Luật Đấu thầu năm 2023, Nghị định số 23/2024/NĐ-CP, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đi vào cuộc sống, việc đào tạo, tập huấn để tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động đấu thầu được đánh giá là rất quan trọng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Lê Tiên

Xử lý nghiêm chủ đầu tư coi nhẹ báo cáo công tác đấu thầu

(BĐT) - Báo cáo hoạt động đấu thầu năm 2023 của nhiều địa phương phản ánh tình trạng các chủ đầu tư không thực hiện báo cáo công tác đấu thầu hoặc báo cáo không đạt yêu cầu. Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, phục vụ việc giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đấu thầu, nhưng không ít chủ đầu tư đã bỏ quên hoặc “coi nhẹ”.
Việc lạm dụng hình thức chỉ định thầu trong lĩnh vực y tế là tình trạng được nhiều đại biểu Quốc hội nhắc đến tại các kỳ họp vừa qua. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Quản chặt việc xé lẻ gói thầu mua thuốc, vật tư để chỉ định thầu

(BĐT) - Việc lạm dụng hình thức chỉ định thầu trong lĩnh vực y tế là tình trạng được nhiều đại biểu Quốc hội nhắc đến tại các kỳ họp vừa qua. Thực tế gần đây, một số cá nhân, tổ chức vi phạm đã bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để “bịt lỗ hổng”, gia tăng điều kiện để hạn chế tối đa tình trạng này.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa­­ để được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu là rất khó khăn. Ảnh: Lê Tiên

Chứng minh chi phí sản xuất trong nước: Cách nào giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi trong đấu thầu?

(BĐT) - Pháp luật về đấu thầu dành ưu đãi cho nhà thầu khi đề xuất chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay chưa biết cách chứng minh để được hưởng ưu đãi. Nhiều ý kiến cho rằng, các bộ, ngành liên quan cần có hướng dẫn quy trình cụ thể và rõ ràng hơn để các đối tượng được thụ hưởng tận dụng lợi thế khi tham dự thầu.
Dự án Hệ thống lọc nước uống cho gần 300 trường học và trạm y tế được UBND tỉnh Bạc Liêu đầu tư trên 100 tỷ đồng sử dụng kém hiệu quả, nhanh chóng hư hỏng. Ảnh minh họa: Minh Hải

Hết cơ hội cho nhà thầu làm ăn “chộp giật”

(BĐT) - Vấn nạn hàng hóa cung cấp sau khi trúng thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, không bảo đảm chất lượng đang rất phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Một nội dung mới tại Dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu được kỳ vọng khắc chế hiệu quả vấn nạn này.
Tại một số gói thầu mua sắm máy photocopy, đại diện nhà sản xuất, nhà phân phối độc quyền có hành vi gây khó khăn cho nhà thầu xếp hạng thứ nhất. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Chặn độc quyền, thông thầu trong mua sắm hàng hóa

(BĐT) - Tình trạng độc quyền mua bán hàng hóa khi đấu thầu hiện rất phổ biến với nhiều hệ lụy xấu, đặc biệt dẫn tới việc Nhà nước phải mua hàng hóa với giá cao. Các hành vi từ chối cấp hàng, từ chối cung cấp tài liệu của hãng sản xuất đối với nhà thầu mà không có lý do chính đáng khiến nhiều nhà thầu xếp hạng thứ nhất, thứ hai bị loại oan uổng.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu sẽ góp phần cụ thể hóa tinh thần minh bạch, hiệu quả cho hoạt động đấu thầu, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh. Ảnh: Lê Tiên

Tăng cơ hội cho hàng Việt, tạo động lực phát triển doanh nghiệp

(BĐT) - Ngày 2/11/2023, tại TP.HCM, Cục Quản lý đấu thầu phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Đây được xem là hội thảo cuối cùng để lấy ý kiến hoàn thiện Nghị định trình Chính phủ ban hành trong vài tuần tới.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu (sửa đổi) đề xuất giao cho người có thẩm quyền quyết định tổng thời gian tối đa cho quá trình lựa chọn nhà thầu lĩnh vực y tế. Ảnh: Lê Tiên

Tăng tính chủ động, linh hoạt cho cơ sở y tế trong đấu thầu

(BĐT) - Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế trong thời gian qua được cho là thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu (LCNT) kéo dài. Giải pháp rút ngắn thời gian là “đề bài” được đặt ra cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về LCNT.
Chủ trương xanh cần được đặt ra ngay từ bước xây dựng chủ trương đầu tư, thiết kế cơ sở cho đến quá trình lựa chọn nhà thầu. Ảnh: Tuấn Anh

Thúc đẩy đấu thầu xanh, gieo mầm cho phát triển bền vững

(BĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 (gọi tắt Luật Đấu thầu 2023) có hiệu lực vào đầu năm 2024 đã luật hóa nội dung này với việc đưa ra những quy định nhằm khuyến khích, thúc đẩy đấu thầu xanh, đấu thầu bền vững. Chính sách mới kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp sức kiến tạo vị thế xanh cho nền kinh tế.
Việc gián đoạn hợp đồng cung ứng thuốc, vật tư y tế ảnh hưởng rất lớn tới công các khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế. Ảnh: Nhã Chi

Chế tài nào cho nhà thầu “xù” hợp đồng cung ứng thuốc, vật tư y tế?

(BĐT) - Theo phản ánh của nhiều cơ sở y tế, việc nhà thầu không cung cấp hoặc cung cấp gián đoạn hàng hóa trúng thầu xảy ra rất phổ biến trong thời gian qua, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo các chuyên gia, Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu cần bổ sung một số giải pháp cũng như chế tài nhằm bảo đảm nguồn cung thuốc, vật tư, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu. Ảnh: Tiên Giang

Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023: Tiêu chí ưu đãi cần cụ thể, dễ thực hiện

(BĐT) - Dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành. Một trong những điểm đáng chú ý là Dự thảo Nghị định bổ sung nhiều quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh...
Quy định tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch kinh doanh, đầu tư, sáng tạo và năng động hơn trong quá trình hoạt động. Ảnh: Nhã Chi

“Luồng gió mới” nâng bước doanh nghiệp

(BĐT) - Luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2024 tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Luật quy định nhiều nội dung góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính, từ đó cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu cũng như bổ sung quy định phù hợp với bối cảnh mới… nâng bước doanh nghiệp (DN).
Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp nhiều khó khăn, cần tăng tốc thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Ảnh: Nhã Chi

Gỡ vướng đấu thầu dịch vụ đào tạo hỗ trợ DNNVV

(BĐT) - Đào tạo là một trong những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được pháp luật về DNNVV quy định và được hướng dẫn triển khai tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, Thông tư số 06/2022/TT-BTC, Thông tư số 52/2023/TT-BTC. Trong quá trình triển khai các giải pháp hỗ trợ DNNVV, nhiều địa phương phản ánh đang lúng túng trong việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ này.
Công tác mua sắm, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo hướng minh bạch, hiệu quả luôn được Tập đoàn Điện lực Việt Nam quan tâm và tích cực triển khai. Ảnh: Nhã Chi

Hoạt động đấu thầu tại EVN sẽ thuận lợi hơn với hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, bà Phạm Thị Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý đấu thầu thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhìn nhận, Luật Đấu thầu 2023 có nhiều nội dung sửa đổi, điều chỉnh theo hướng tích cực, phù hợp với thực tế công tác đấu thầu. Với hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như EVN sẽ thuận lợi hơn, bảo đảm sự chặt chẽ, tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
Các chuyên gia, nhà thầu, chủ đầu tư đều kỳ vọng các quy định mới tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ tạo nên một “sân chơi” ở tầm cao mới, cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả hơn. Ảnh: Tiên Giang

Đưa nhanh các quy định mới, tiến bộ vào cuộc sống

(BĐT) - Luật Đấu thầu (sửa đổi) được dư luận đánh giá cao với nhiều quy định mới tiến bộ, tiệm cận thông lệ quốc tế, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vừa tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đấu thầu. Các chuyên gia, nhà thầu, chủ đầu tư đều kỳ vọng các quy định mới sẽ tạo nên một “sân chơi” ở tầm cao mới cho các bên cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả hơn.
Thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nhà nước: Bước tiến thực chất trong hoạt động đấu thầu

Thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nhà nước: Bước tiến thực chất trong hoạt động đấu thầu

(BĐT) - Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi), tiếp tục tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước. Luật mới bổ sung nhiều quy định nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc và thích ứng với các đòi hỏi từ thực tiễn, tăng cường hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, nâng cao hiệu lực thực thi quy định của pháp luật về đấu thầu.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Vũ Lâm Hiển

Quốc hội thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi)

(BĐT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng nay (23/6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) với số phiếu tán thành cao. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 460/474 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật, đạt tỷ lệ 93,12%.