(BĐT) - Chiều 29/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu, với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội.
(BĐT) - Ngày 29/11/2024, tiếp theo chương trình của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư công (sửa đổi)…
(BĐT) - Không áp dụng biện pháp bảo đảm dự thầu đối với gói thầu thực hiện đấu thầu trước nhằm hạn chế tối đa rủi ro về chi phí cho nhà thầu; quy định rõ trường hợp dự án sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ không yêu cầu ký hợp đồng trước thì chủ đầu tư vẫn được áp dụng đấu thầu trước…
(BĐT) - Một trong những điểm mới khi sửa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là quy định lại hình thức hợp đồng BT trên cơ sở đổi mới toàn diện cách thức thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư, khắc phục tối đa các bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện loại hợp đồng này.
(BĐT) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa trình bày trước Quốc hội Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
(BĐT) - Ngày 30/10/2024, tiếp tục ngày làm việc thứ chín (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV), Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
(BĐT) - Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu (gọi tắt là Dự Luật). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về Dự Luật.
(BĐT) - Ngày 30/10, tiếp tục ngày làm việc thứ chín, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.
(BĐT) - Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và nhiều dự án giao thông trọng điểm vấp phải khó khăn về vốn, cơ chế chính sách, chế độ giải ngân… từ nhiều năm nay khiến nhà đầu tư như “mắc cạn”. Theo ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý, cần sớm có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách và các cơ quan thực thi chính sách để giải quyết dứt điểm các vướng mắc hiện hữu, khơi thông nguồn lực cho các dự án và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
(BĐT) - Thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), nhiều đại biểu tham dự Hội thảo lấy ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP, Luật Đấu thầu mới đây tại Hà Nội đồng tình với đề xuất trao quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, KCX cho UBND cấp tỉnh
(BĐT) - Nhiều dự án BT thanh toán bằng tiền gặp vướng mắc do bất cập về quy định với phần lãi vay sau giai đoạn xây dựng. Bản Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (gọi tắt là Dự Luật) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xin ý kiến đã đề xuất hướng xử lý triệt để vướng mắc này.
(BĐT) - 5 luật thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính được Chính phủ đề xuất sửa đổi, trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp tháng 10 nhằm xử lý những vấn đề đang cản trở, vướng mắc mang tính cấp bách trong các luật. Việc sớm tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế này sẽ nhanh chóng tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng phát triển cho tương lai.
(BĐT) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu là hết sức cần thiết, cấp bách nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tiếp tục đơn giản hóa quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu, cắt giảm thời gian, chi phí trong hoạt động đấu thầu; tăng cường phân cấp quyết định các nội dung trong quy trình, thủ tục đấu thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
(BĐT) - Ngay sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật là: Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (một luật sửa 4 luật), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương đẩy mạnh công tác hoàn thiện hồ sơ đáp ứng chất lượng, tiến độ mà Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề ra.
(BĐT) - Luật Đấu thầu 2023 đi vào cuộc sống đã tạo khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Tuy nhiên, yêu cầu thực tiễn đòi hỏi quy trình đấu thầu tiếp tục được cải cách để hài hòa với quy định của các nhà tài trợ; đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu có yêu cầu cấp bách và có tính đặc thù, riêng biệt.
(BĐT) - Một trong những nội dung được bàn thảo tại cuộc họp về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP, Luật Đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức chiều 19/8/2024 là về giải pháp gỡ khó cho loại hình dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao). Nhiều ý kiến cho rằng, nếu quy định về BT được đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa bất cập của giai đoạn trước, thì loại hợp đồng này sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian tới.
(BĐT) - Sáng 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(BĐT) - Việc phân bổ chi tiết vốn cho các dự án đúng nguyên tắc, kịp thời, chuẩn bị đầu tư tốt đóng vai trò quan trọng đối với công tác giải ngân. Đây vẫn là khâu còn hạn chế trong thực hiện kế hoạch đầu tư công những năm qua, cần có sự thay đổi để tăng tính khả thi cho công tác giải ngân. Cụ thể là chú trọng lập kế hoạch, chỉ bố trí vốn cho dự án đã có thủ tục đầu tư theo quy định; ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững.
(BĐT) - Số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 đã thu gọn, chỉ còn 227 ngành nghề, với chất lượng điều kiện kinh doanh (ĐKKD) trong một số lĩnh vực được cải thiện. Tuy nhiên, phản ánh từ thực tiễn hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội cho thấy, hiện tượng ĐKKD núp bóng dưới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đang “trỗi dậy”, ngáng đường phát triển của cộng đồng DN Việt Nam.