Ưu tiên đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đang được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì soạn thảo, dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Ông Trần Thế Phương, Phó Trưởng phòng Chính sách, Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

Trong đó, đối với ý kiến băn khoăn về Quỹ Dịch vụ viễn thông (DVVT) công ích Việt Nam, theo tôi, việc tiếp tục duy trì Quỹ trong Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) là phù hợp với chính sách quản lý viễn thông, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), cam kết quốc tế. Nguồn tài chính do doanh nghiệp (DN) viễn thông đóng góp vào Quỹ được chi cho chính các DN để thực hiện đầu tư, thiết lập hạ tầng viễn thông, cung cấp DVVT ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các khu vực có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

Kể từ khi thành lập (năm 2004), Quỹ đã có đóng góp lớn cho sự phổ cập DVVT đến mọi người dân như: miễn giá cước khi gọi đến các số liên lạc khẩn cấp (công an, cứu hỏa, cấp cứu…); hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ điện thoại; thiết lập các điểm truy nhập công cộng; trường học, bệnh viện, UBND cấp xã được sử dụng dịch vụ Internet với giá cước ưu đãi…

Để bảo đảm tính khả thi và triển khai hiệu quả trong thời gian tới, Dự thảo Luật đề xuất Quốc hội giao Chính phủ ban hành các chương trình viễn thông công ích trong từng giai đoạn để làm rõ mục tiêu hỗ trợ, cơ chế đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ.

Về nguyên tắc, việc lựa chọn DN thực hiện cung ứng DVVT công ích sẽ ưu tiên thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù chuyên ngành, trong một số trường hợp khẩn cấp, chưa có DN nào có hạ tầng viễn thông để cung cấp dịch vụ, chỉ có thể đặt hàng DN. Trong trường hợp không thể đấu thầu, đặt hàng thì phương án đề xuất là giao nhiệm vụ.

Chuyên đề