Cảng HKQT Nội Bài còn vinh dự lọt vào top 100 sân bay tốt nhất thế giới, đứng ở vị trí 82, tăng 136 bậc so với năm 2015. |
Vào 17h30’ (tức 23h30’ giờ Hà Nội) ngày 16/03/2016, tại thành phố Cologne – Cộng hòa liên bang Đức, tổ chức SKYTRAX đã công bố kết quả đánh giá các cảng hàng không, sân bay, các hãng hàng không trên thế giới năm 2016 theo đánh giá thường niên và độc lập của tổ chức này.
Theo đó, Cảng HKQT Nội Bài - Thủ đô Hà Nội đã vinh dự được tổ chức SKYTRAX trao giải thưởng “Sân bay cải thiện nhất thế giới” (The World’s Most Improved Airport). Lễ trao giải thưởng diễn ra trang trọng trong khuôn khổ sự kiện triển lãm Passenger Terminal EXPO 2016 với sự tham gia của hàng trăm sân bay hàng đầu trên thế giới diễn ra từ ngày 15/3 đến 17/3/2016 tại thành phố Cologne - Cộng hòa liên bang Đức.
Giải thưởng “sân bay cải thiện nhất thế giới 2016”
Giải thưởng “Sân bay cải thiện nhất thế giới” được SKYTRAX thực hiện dựa trên kết quả khảo sát hành khách đi máy bay tại 555 sân bay quốc tế toàn cầu… Hành khách được khảo sát tham gia bình chọn theo các tiêu chí về mức độ cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách và mức độ hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ của sân bay như: dịch vụ phòng VIP, vệ sinh nhà ga, dịch vụ bán hàng, dịch vụ ăn uống, thủ tục xuất nhập cảnh, dịch vụ an ninh, thời gian chờ đợi nhận hành lý ký gửi và các tiện nghi giải trí dành cho hành khách tại nhà ga…
“Giải thưởng “Sân bay cải thiện nhất thế giới” được trao cho Cảng HKQT Nội Bài là một thành tựu đáng giá, chứng minh cho sự cải thiện vượt bậc của Cảng HKQT Nội Bài kể từ khi đưa vào khai thác nhà ga mới từ năm 2015”, ông Edward Plaisted Chủ tịch SKYTRAX cho biết:
Cụ thể, Cảng HKQT Nội Bài đã có bước tiến mạnh mẽ vượt lên trên 130 bậc trong hệ thống đánh giá các sân bay trên toàn thế giới. Sự cải thiện rõ nét ở Nội Bài không chỉ được thể hiện bởi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị mới mà còn ở chất lượng các dịch vụ tuyến đầu.
Các sân bay đã từng vinh dự giành được giải thưởng này là sân bay Charles de Goulle (Pháp) năm 2015 và sân bay Frunkfurt (Đức) năm 2014. Điều đó càng chứng tỏ rằng từ nay Cảng HKQT Nội Bài - Hà Nội đã trở thành một trong các cảng hàng không hàng đầu của thế giới”, Ngài chủ tịch nhấn mạnh.
Bên cạnh giải thưởng “Sân bay cải thiện nhất thế giới”, năm 2016 Cảng HKQT Nội Bài còn vinh dự lọt vào top 100 sân bay tốt nhất thế giới, đứng ở vị trí 82, tăng 136 bậc so với năm 2015.
phiếu ý kiến hành khách tại các cuộc triển lãm nhà ga quốc tế, các sự kiện về hàng không trên toàn thế giới…
Được biết, cán bộ công nhân viên Cảng HKQT Nội Bài đã có một năm nỗ lực với nhiều khởi sắc trong chất lượng dịch vụ được hành khách ghi nhận: Cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện, chất lượng dịch vụ được chú trọng, đặc biệt Cảng đãđầu tư bổ sung thêm nhiều các dịch vụ tiện ích cho hành khách đi tàu bay như: xe shutle bus vận chuyển hành khách miễn phí giữa 02 nhà ga T1 và T2, nâng cấp hệ thống wifi, nước uống miễn phí, xạc pin điện thoại, các điểm truy cập internet miễn phí, dịch vụ ghế mát-xa thư giãn, dịch vụ đón tiễn khách theo tiêu chuẩn khách VIP...
Cảng HKQT Nội Bài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; cấp sân bay: 4E; là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự. Nhà ga hành khách gồm Nhà ga hành khách quốc nội (Nhà ga T1): 115.000m2, công suất 15 triệu hành khách/năm. Nhà ga hành khách quốc tế (Nhà ga T2): 139.216m2, công suất thiết kế 10 triệu hành khách/năm.
Hiện nay, tại Cảng HKQT Nội Bài có 32 hãng hàng không trong và ngoài nước khai thác thường xuyên đến 15 tỉnh, thành phố trong nước và 34 vùng lãnh thổ, thành phố trên thế giới.
Sản lượng tàu bay cất hạ cánh, hành khách, hàng hóa và bưu kiện thông qua Cảng HKQT Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình 10 - 15% /năm. Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phục vụ 14.190.675 lượt hành khách, tăng 10,6% so với năm 2013; tổng lượng hàng hóa – bưu kiện vận chuyển đạt 405.407 tấn, tăng 16,4%; phục vụ 100.864 lượt chuyến cất hạ cánh, tăng 12,3%.
Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, định hướng sau năm 2020 sẽ xây dựng Cảng HKQT Nội Bài thành sân bay cấp 4F theo tiêu chuẩn của ICAO, xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3 có khả năng tiếp cận hạ cánh chính xác CAT – 3 với khả năng tiếp nhận 45 máy bay đến cấp F vào giờ cao điểm; nhà ga hành khách T3, T4 nâng tổng công suất lên 50 triệu lượt hành khách/năm, mở rộng nhà ga hàng hóa đạt công suất 500.000 tấn/năm.