Qua các dự án PPP, dự kiến huy động gần 97 nghìn tỷ vốn đầu tư tư nhân

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) -  Đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Thông qua các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), dự kiến huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.
ộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: Quốc hội
ộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: Quốc hội

Đây là một kết quả đáng chú ý được chỉ ra tại Báo cáo tóm tắt đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV ngày 23/10.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng kế hoạch đầu tư công hằng năm (từ năm 2021 đến năm 2023) được Quốc hội quyết nghị đạt 59% tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, số vốn NSTW đạt 52,2% kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tạo áp lực rất lớn trong cân đối ngân sách năm 2024, 2025. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN trong 03 năm 2021-2023 chiếm 28,4%; tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trung bình 02 năm 2021, 2022 đạt 16,4% .

Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy cơ cơ cấu lại các ngành, vùng lãnh thổ bảo đảm tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội, giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác . Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP tăng , quy mô vốn đầu tư từ nguồn NSNN tăng qua các năm. Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nói chung, và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện.

Đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trung bình 02 năm 2021 và 2022 đạt 93,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và trong 09 tháng đầu năm 2023 giải ngân đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (46,7%), về số tuyệt đối cao hơn 110 nghìn tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021-2022, có 24 dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư đang triển khai chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Ảnh: Tường Lâm

Trong giai đoạn 2021-2022, có 24 dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư đang triển khai chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Ảnh: Tường Lâm

Trong giai đoạn 2021-2022, có 24 dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư đang triển khai chủ yếu thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, các dự án còn lại thuộc lĩnh vực xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, y tế. Thông qua các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự kiến huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.

Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm. Thể chế về đầu tư công tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và tạo khung pháp lý cho những vấn đề mới.

Năng lực hầu hết của các ngành sản xuất, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được nâng lên, góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Số dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư giảm so với giai đoạn 2016-2020, hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu một số khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công. Trong đó, đáng chú ý là việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại một số nơi, một số thời điểm còn lúng túng, bị động, hiệu quả chưa cao. Các cấp, các ngành và người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án đã và đang triển khai. Xuất hiện tình trạng một số địa phương e ngại trong việc xử lý các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư... gây ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Năng lực của ban quản lý dự án, cán bộ chuyên môn làm công tác đầu tư tại các cấp, nhất là cấp huyện, xã còn hạn chế.

Bên cạnh đó, chất lượng chuẩn bị dự án còn thấp, công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt dẫn tới nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhưng vẫn chưa đủ điều kiện giải ngân vì vướng mắc về quy hoạch, địa điểm, đất đai, giải phóng mặt bằng, dẫn tới phải điều chỉnh đơn giá, dự toán làm thay đổi hoặc điều chỉnh lại dự án.

Khó khăn trong giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết kịp thời, thủ tục đấu thầu kéo dài, giá nguyên nhiên vật liệu xây dựng tăng, khan hiếm, thiếu nguyên vật liệu, đất đắp nền.

Chuyên đề