#Dự án PPP
Sắp tới, TP.HCM sẽ triển khai các dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, giao thông theo phương thức PPP và theo chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 98/2023/QH15. Ảnh: Tường Lâm

“Cú huých” mới cho đầu tư PPP tại TP.HCM

(BĐT) - Dù là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thành công dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhưng hơn 3 năm trở lại đây, TP.HCM chưa có thêm dự án PPP mới. Khi Nghị quyết số 98/2023/QH15 về các chính sách đặc thù cho TP.HCM có hiệu lực, việc cụ thể hóa các dự án PPP trên địa bàn cần sớm được công bố để trở thành kênh dẫn vốn tư nhân hiệu quả.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bộ Giao thông vận tải thúc tiến độ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khẩn trương xem xét chấm dứt hợp đồng với đơn vị không đáp ứng tiến độ hoàn thành Dự án PPP cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.
Nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư quốc tế quan tâm đến việc nhượng quyền kinh doanh tài sản hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Huy động tài chính quốc tế cho dự án hạ tầng: Lựa chọn dự án tốt để nhà đầu tư xuống tiền

(BĐT) - Mặc dù nhận được sự quan tâm của giới đầu tư, tài chính quốc tế, nhưng đến nay lĩnh vực hạ tầng giao thông gần như chỉ dừng lại ở cơ hội hợp tác. Theo nhiều ý kiến, để thu hút nhà đầu tư quốc tế, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và năng lực của khu vực công trong lựa chọn dự án, phân bổ nguồn lực và đấu thầu dự án để có thể giới thiệu các dự án hợp lý và bền vững ra thị trường.
Quy định tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư khiến việc tìm kiếm nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Nâng tỷ lệ vốn nhà nước tại dự án PPP đường bộ: Băn khoăn ngân sách trung hạn

(BĐT) - Đồng thuận với đề xuất nâng tỷ lệ vốn nhà nước tại các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ lên “không quá 70%” song một số đại biểu Quốc hội kiến nghị có thể lên mức 80%.
Gần 3 năm kể từ khi Luật PPP có hiệu lực, có 10 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật PPP; 14 dự án đang triển khai các bước chuẩn bị chủ trương đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút nguồn lực tư nhân phát triển hạ tầng theo hình thức PPP: Cuộc chơi khó, còn nhiều rào cản

(BĐT) - So với đầu tư công, đầu tư tư nhân thì đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được nhiều chuyên gia nhận định là khó nhất vì phải tìm được điểm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng dịch vụ công ở những dự án dài hạn, vốn lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhà đầu tư mong muốn có các quy định để nguồn vốn nhà nước hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc thực hiện dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Nhà đầu tư mong đợi gì từ sửa quy định liên quan PPP?

(BĐT) - Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân, nhưng các nhà đầu tư vẫn chờ đợi cơ chế chính sách về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tiếp tục tháo gỡ được những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn. Hai điểm chờ gỡ vướng lớn nhất là quy định về tạm ứng, thanh toán vốn nhà nước trong các dự án và một số thông số đầu vào trong phương án tài chính dự án PPP.
Dự án thành phần 3 Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với tổng mức đầu tư 56.536 tỷ đồng chuẩn bị được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước. Ảnh: Phú An

Nhiều cơ hội tại loạt dự án PPP sắp đấu thầu

(BĐT) - Trong thời gian qua, nhiều dự án PPP lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đã công bố và có kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư. Đến nay, nhiều dự án đã và đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, theo lộ trình sẽ tổ chức đấu thầu rộng rãi trong thời gian tới để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
ộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: Quốc hội

Qua các dự án PPP, dự kiến huy động gần 97 nghìn tỷ vốn đầu tư tư nhân

(BĐT) -  Đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Thông qua các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), dự kiến huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.
Cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu giảm là cơ chế hấp dẫn, được đánh giá cao nhưng các nhà đầu tư cho rằng trình tự, thủ tục áp dụng còn phức tạp. Ảnh: Lê Tiên

Nhà đầu tư trông chờ “cởi nút thắt” dự án PPP

(BĐT) - Phương án tài chính, cơ chế quản lý tài chính có thể coi là yếu tố quyết định tính hấp dẫn cũng như thành bại của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì rà soát, sửa đổi Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án PPP đang được nhà đầu tư trông chờ với kỳ vọng vừa tháo gỡ được vướng mắc, vừa tăng tính khả thi, hài hòa lợi ích, rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
Dự kiến có 19 dự án giao thông đường bộ được áp dụng cơ chế thí điểm tháo gỡ vướng mắc pháp lý. Ảnh: Tường Lâm

Gỡ 3 “nút thắt”, khơi thông nguồn lực đầu tư đường bộ

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Nhà đầu tư tỏ ra dè dặt với các dự án PPP do thiếu những quy định để hiện thực hóa cơ chế chia sẻ rủi ro và những cam kết của khu vực công trong hợp đồng. Ảnh: Lê Tiên

Hóa giải “nỗi sợ” của nhà đầu tư dự án PPP

(BĐT) - Vấn đề nhiều nhà đầu tư lo lắng nhất khi tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là khu vực công - một bên trong hợp đồng dự án không thực hiện đầy đủ cam kết của mình, nhất là nghĩa vụ về tài chính. Luật PPP đưa ra nhiều cơ chế tốt, chia sẻ rủi ro hài hòa, nhưng nhà đầu tư vẫn chưa thực sự có niềm tin vì đang thiếu những quy định để hiện thực hóa cơ chế chia sẻ rủi ro, cũng như những cam kết của khu vực công trong hợp đồng.
Một trong những nguyên nhân khiến NĐT e ngại tham gia vào dự án đầu tư theo phương thức PPP mới là do hợp đồng chưa được tuân thủ và có sự bất bình đẳng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Nhà đầu tư e ngại dự án PPP vì quan hệ hợp đồng thiếu bình đẳng

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư (NĐT) e ngại tham gia vào dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mới là do hợp đồng chưa được tuân thủ và có sự bất bình đẳng. Để tăng sức hấp dẫn cho phương thức đầu tư này, quan hệ hợp đồng bình đẳng cần là nguyên tắc chung đối với các dự án PPP, đồng thời, việc chuẩn bị, đàm phán hợp đồng kỹ lưỡng cũng rất quan trọng để giảm thiểu và xử lý nhanh chóng hơn nếu rủi ro xảy ra.
Nhu cầu vốn cho đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn tới là rất lớn trong khi ngân sách trung ương có hạn. Ảnh: Lê Tiên

Giải bài toán tiền đâu cho dự án giao thông

(BĐT) - Huy động tài chính tư nhân là mong muốn của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, chính nhà đầu tư cũng chưa giải được bài toán đầu tiên là tiền ở đâu, khi cánh cửa ngân hàng đang hẹp lại. Thực tế này đòi hỏi mở thêm những cánh cửa mới để nhà đầu tư huy động được nguồn lực cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), đồng thời Nhà nước cần có cơ chế thu hồi vốn, tối đa hóa lợi ích từ các dự án hiện có.
Việc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP sẽ giúp thu hút thêm nguồn lực tư nhân vào phát triển hạ tầng đường bộ. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ khó cơ chế, khơi thông nguồn lực đầu tư đường bộ

(BĐT) - Nhiều dự án PPP cần thiết đầu tư nhưng khó hoàn vốn, dự án cao tốc, quốc lộ hay những dự án liên vùng địa phương muốn chi ngân sách nhà nước (NSNN) để đầu tư nhưng vướng cơ chế… Cơ chế nào để khơi thông, huy động hiệu quả các nguồn lực của NSNN từ trung ương đến địa phương và thu hút được nguồn lực tư nhân đầu tư cho công trình đường bộ trong bối cảnh hiện nay là điều mà nhiều địa phương, nhà đầu tư đang rất trông ngóng.
Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu dự án PPP được khu vực tư nhân đặt nhiều kỳ vọng nhưng vẫn còn vướng mắc trong thực tiễn triển khai. Ảnh: Lê Tiên

Tháo gỡ đồng bộ vướng mắc để thu hút đầu tư PPP

(BĐT) - Việc thúc đẩy dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đem lại nhiều lợi ích, có vai trò rất quan trọng trong cải thiện chất lượng hạ tầng, dịch vụ công, phát triển kinh tế - xã hội. Dù vậy, theo nhiều ý kiến, vẫn còn một số vướng mắc nếu được tháo gỡ đồng bộ sẽ góp phần cởi bỏ nút thắt về tâm lý, dòng vốn, tạo thuận lợi hơn trong thu hút dòng vốn tư nhân đầu tư theo phương thức PPP.
Nhiều nước thành lập một quỹ riêng hoặc có dòng ngân sách lớn để thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước tại các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Vướng mắc cơ chế chia sẻ rủi ro giảm doanh thu dự án PPP: Vẫn là câu hỏi tiền đâu?

(BĐT) - Với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nhà nước khẳng định sẽ chia sẻ với nhà đầu tư trong trường hợp giảm doanh thu. Cơ chế này được giới đầu tư đánh giá cao, nhưng còn vướng mắc để thực thi hiệu quả. Theo nhà đầu tư, chuyên gia, ngoài vấn đề quy trình phức tạp, nguồn vốn để hiện thực hóa nghĩa vụ của Nhà nước khi phát sinh rủi ro giảm doanh thu lại rất mong manh, khiến nhà đầu tư còn e ngại tham gia.
Quy trình, thủ tục đầu tư theo phương thức PPP tại Việt Nam đã khá bài bản, dự án PPP sẽ ổn định và chắc chắn hơn nhiều so với cách thức mời gọi đầu tư theo “danh mục” dự án đầu tư trước đây. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút vốn nước ngoài đầu tư hạ tầng: Bài toán hài hòa lợi ích - rủi ro

(BĐT) - Việc huy động được các nguồn vốn bên ngoài sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mới để phát triển hạ tầng quốc gia trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn và ngân sách hạn hẹp. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tạo khung pháp lý ổn định, được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, tuy nhiên, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào hạ tầng vẫn chưa có chuyển biến lớn, đòi hỏi thêm nhiều nỗ lực, trên tinh thần hài hòa lợi ích - rủi ro.
Từ thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành (1/1/2021) đến tháng 11/2022, hơn 58.574 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân đã được huy động thông qua các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà với dự án PPP?

(BĐT) - Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là đột phá quan trọng về mặt pháp lý, nhưng bản thân Luật này sẽ không tự động tạo chuyển biến thành công cho một loạt dự án hạ tầng thu hút đầu tư tư nhân tại Việt Nam.
IDICO-IDI đang “mắc cạn” tại Dự án Cầu Tân Kỳ - Tân Quý dù đã khởi công được gần 5 năm, khối lượng thi công đạt hơn 70%. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Vì sao TP.HCM muốn phát triển dự án PPP trên tuyến hiện hữu?

(BĐT) - Sau 6 năm triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), TP.HCM đã đưa nhiều công trình hạ tầng giao thông đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả kênh dẫn vốn từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, do nhiều thay đổi về chính sách, điều chỉnh hợp đồng, không ít dự án dù đã triển khai nhưng vẫn ngổn ngang, chưa có lối thoát.