Nguồn lực nhà nước cho dự án PPP cần sẵn sàng, khả thi

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Vốn nhà nước sử dụng trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công.
Nguồn lực nhà nước cho dự án PPP cần sẵn sàng, khả thi

Ông Trần Duy Hưng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn Monitor

Nếu áp dụng một cách linh hoạt thì vẫn có thể bố trí cho dự án PPP để dự án thực hiện được, nhưng về cơ bản, quy trình đầu tư công sẽ không thuận lợi để thực hiện những nghĩa vụ tài chính của Nhà nước khi tham gia vào dự án PPP, nhất là thực hiện chi trả phần giảm doanh thu một cách kịp thời. Để thuận lợi nhất, cần hình thành một dòng ngân sách riêng hoặc quỹ riêng cho dự án PPP để chủ động lập kế hoạch, chuẩn bị dự án đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường; bố trí phần vốn nhà nước tham gia vào dự án; chi trả kịp thời khi thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước phát sinh trong quá trình triển khai hợp đồng dự án.

Ngoài nguồn lực tài chính, còn phải bảo đảm nguồn lực về con người. Việc chuẩn bị, thực hiện dự án PPP phức tạp, liên quan đến nhiều bên, nhiều đơn vị, đòi hỏi cán bộ thực hiện phía cơ quan nhà nước đủ năng lực, có trách nhiệm phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án thuộc thẩm quyền.

Bên cạnh đó, đối với việc xây dựng các quy định về PPP, cần xem nhà đầu tư và bên cho vay quan tâm điều gì để thiết kế chính sách. Đối với dự án về kết cấu hạ tầng, nếu nguồn doanh thu của dự án PPP nhiều rủi ro, phụ thuộc vào nhiều yếu tố không dự đoán được, rủi ro không thu hồi được vốn cao thì không đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng, trừ khi có tài sản bảo đảm. Nếu cơ quan nhà nước vẫn tư duy theo hướng ngân hàng cho vay thì phải chấp nhận rủi ro sẽ không có tiếng nói chung với bên cho vay, ngân hàng chỉ chấp nhận rủi ro rất thấp trong các khoản vay của họ, nếu không họ có quyền không cho vay.

Ở góc độ nhà đầu tư, khẩu vị của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, khi lựa chọn dự án PPP hạ tầng có thời gian hoàn vốn dài tại Việt Nam, sẽ là những dự án có sự bảo đảm về doanh thu. Bảo lãnh đương nhiên sẽ tính vào chi phí, dự án có bảo lãnh có thể chi phí sẽ cao hơn, lợi nhuận cho nhà đầu tư giảm đi, nhưng nhà đầu tư dễ chấp nhận hơn dự án không có bảo lãnh về doanh thu dù lợi nhuận cao hơn. Cơ quan nhà nước cũng không nên quá sợ vấn đề bảo lãnh, nên phân tích giữa lợi - hại của vấn đề này để chọn phương án có lợi hơn, đạt mục tiêu đề ra trong thu hút PPP hơn.

Chuyên đề