#đầu tư công
(Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đơn vị tính: tỷ đồng)

Doanh nghiệp xây dựng khởi sắc nhờ đầu tư công

(BĐT) - Bên cạnh nguồn công việc lớn từ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, việc tiết giảm chi phí lãi vay, cải thiện biên lợi nhuận gộp là động lực tăng trưởng cho kết quả kinh doanh quý III/2024 và 9 tháng đầu năm nay của các doanh nghiệp xây dựng.
Ước giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 từ đầu năm đến ngày 31/10/2024 là 355.616,1 tỷ đồng, đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng giao. Ảnh: Lê Tiên

Tạo bứt phá giải ngân ở những mắt xích lớn

(BĐT) - Đi qua 10 tháng đầu năm 2024, vẫn còn gần 48% kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao chưa giải ngân. Đặc biệt, lượng vốn chưa giải ngân của những địa phương như Hà Nội, TP.HCM và 9 dự án quan trọng ngành giao thông vận tải còn nhiều, cần có sự bứt phá tăng tốc trong thời gian còn lại thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, góp phần giải bài toán chậm giải ngân. Ảnh: Lê Tiên

“Cuộc cách mạng” trong đổi mới pháp luật đầu tư công

(BĐT) - Ngày 29/10/2024, sau khi Chính phủ báo cáo, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đa số ý kiến đánh giá việc sửa đổi Luật đã tháo gỡ căn bản vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019; các quy định về phân cấp, phân quyền, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư công để thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng trong tình hình mới.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền sẽ giảm bớt thời gian, trình tự, đơn giản hóa thủ tục, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân đầu tư công. Ảnh: Lê Tiên

Lực đẩy đầu tư công từ tư duy chính sách mới

(BĐT) - Theo chương trình dự kiến, ngày 29/10/2024, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội và Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư công sửa đổi. Các vấn đề, nội dung chỉnh sửa, bổ sung, bãi bỏ trong Dự thảo Luật là các vấn đề đã chín, đã rõ, cấp thiết, cần tháo gỡ ngay nhằm giải phóng nguồn lực đầu tư công để đẩy mạnh thực hiện, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030.
Dự án Bệnh viện đa khoa 1.500 giường tại Bình Dương sau 10 năm triển khai đầu tư vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Ảnh: Phú An

Muôn kiểu lãng phí vốn đầu tư công

(BĐT) - Các dự án đầu tư công là nguồn lực quan trọng để làm đòn bẩy, dẫn dắt các nguồn lực khác trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do khâu tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều khiếm khuyết, không ít dự án đầu tư công không thể phát huy hết vai trò, mục tiêu đặt ra ban đầu, dẫn đến nguồn lực quan trọng này bị lãng phí, gây bức xúc cho người dân.
Dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển năm 2025 là 790,727 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Kế hoạch đầu tư công năm 2025: Áp lực hấp thụ lượng vốn lớn

(BĐT) - Số vốn chi đầu tư phát triển năm 2025 được Chính phủ báo cáo Quốc hội sáng 22/10/2024 dự kiến tăng khoảng 112 nghìn tỷ đồng so với số vốn kế hoạch năm 2024. Tổng vốn dự kiến lớn vừa là cơ hội để tăng đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, vừa đặt ra áp lực rất lớn để thực hiện, giải ngân đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Trong tháng 9, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 10,7% và 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Nhã Chi

Điều chỉnh dự báo GDP, tiến đến kịch bản cao nhất

(BĐT) - Với sự phục hồi mạnh mẽ của các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam là điểm sáng kinh tế của khu vực ASEAN với mức tăng trưởng GDP đạt 6,1 - 7%. Để đạt được kết quả tích cực nhất năm nay và tạo đà cho năm 2025, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực thương mại dịch vụ, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và không ngừng củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm của cả nước ước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: Tiên Giang

Tăng chế tài với loạt dự án giải ngân thấp

(BĐT) - Ngày 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 104/CĐ-TTg đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Thủ tướng yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2024 đạt 320.566 tỷ đồng, bằng 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: Lê Tiên

Chạy nước rút giải ngân 323 nghìn tỷ đầu tư công

(BĐT) - Với mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn, trong gần 4 tháng còn lại thực hiện kế hoạch đầu tư công 2024 sẽ cần giải ngân ít nhất khoảng 323,4 nghìn tỷ đồng. Lượng vốn lớn vào nền kinh tế sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng quý IV và cả năm 2024. Trong chặng cuối thực hiện kế hoạch, các địa phương đang chạy nước rút, quyết tâm cao độ đạt mục tiêu đề ra.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Phác thảo ban đầu về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Phương án kiến nghị đầu tư Dự án đã có nhiều thay đổi cơ bản so với các nội dung trình trước đây.
Ảnh Lê Xuân

Nhiều bất cập trong lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tại Bộ Y tế

(BĐT) - Qua kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2023 tại Bộ Y tế, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong các dự án đầu tư công; công tác thu - chi... KTNN kiến nghị xử lý tài chính 119,848 tỷ đồng, trong đó, tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 62,194 tỷ đồng; thu hồi, giảm chi ngân sách 57,654 tỷ đồng; kiến nghị khác 71,078 tỷ đồng (giảm chi khác 1,336 tỷ đồng; giảm khác các dự án đầu tư xây dựng 69,712 tỷ đồng).
Bản tin thời sự sáng 15/9

Bản tin thời sự sáng 15/9

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Hải Phòng thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng vì bão Yagi; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Phó Bí thư Thừa Thiên Huế; các tuyến đường sắt phía Bắc hư hỏng nặng sau bão lũ; TikTok, Facebook và loạt ông lớn nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng…
Ước từ đầu năm đến hết tháng 8/2024, tổng vốn đầu tư công giải ngân của cả nước là 274.501 tỷ đồng, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Ảnh: Lê Tiên

Quyết liệt bứt tốc giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, lãng phí và gỡ các “nút thắt”, “điểm nghẽn” trong giải ngân đầu tư công, Bộ KHĐT vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất thành lập 7 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tác các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cùng đề xuất phát động phong trào 120 ngày đêm tăng cường, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 2024, phấn đấu hoàn thành 95% kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Việc sửa Luật Đầu tư công được đánh giá là cấp bách, cần thiết để tháo gỡ nhanh điểm nghẽn, vướng mắc thực tiễn, khơi thông nguồn lực, tạo tác động lan tỏa đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.

Sửa đổi, bổ sung 5 nhóm chính sách lớn về đầu tư công

(BĐT) - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là động lực quan trọng cho tăng trưởng trong trung, dài hạn. Việc sửa Luật Đầu tư công được đánh giá là cấp bách, cần thiết để tháo gỡ nhanh điểm nghẽn, vướng mắc thực tiễn, khơi thông nguồn lực, tạo tác động lan tỏa đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tinh thần sửa đổi Luật và pháp luật liên quan là cần đặt hiệu quả, lợi ích chung lên trên hết.
Ảnh minh họa

Phải bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

(BĐT) - Năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tạo tiền đề thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.