Tuy vậy, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương hiện có tỷ lệ ĐTQM sau 11 tháng rất thấp, khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra tại NQ01 là tỷ lệ lựa chọn nhà thầu qua mạng bằng hình thức chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi phải đạt tối thiểu 50% về số lượng gói thầu và 15% về tổng giá trị gói thầu.
30 địa phương đã đạt và vượt chỉ tiêu nêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về tổng giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng
Vượt chỉ tiêu về giá trị gói thầu
Theo số liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, kể từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/11/2019, các chủ đầu tư, bên mời thầu trên toàn quốc đã thực hiện lựa chọn nhà thầu cho 111.087 gói thầu, trong đó số lượng gói thầu có thể áp dụng ĐTQM là 104.017 gói thầu; tổ chức ĐTQM 34.718 gói thầu (chiếm tỷ lệ 33,4% về số lượng, bằng 66,8% chỉ tiêu nêu tại NQ01) với tổng giá trị gói thầu là hơn 104.986 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 19,8% về giá trị, bằng 132% yêu cầu tại NQ01).
Như vậy, trong hai chỉ tiêu nêu tại NQ01, tính chung trên cả nước đến hết tháng 11/2019, chỉ tiêu về tỷ lệ giá trị gói thầu thực hiện ĐTQM trên tổng giá trị gói thầu thuộc phạm vi áp dụng ĐTQM đã vượt kế hoạch đề ra, đạt 19,8% (so với chỉ tiêu 15%).
Theo đó, ở khối bộ, ngành có 13 trong tổng số 37 đơn vị được thống kê đã vượt chỉ tiêu về giá trị. Cụ thể, Đài Truyền hình Việt Nam có tổng giá trị các gói thầu áp dụng ĐTQM là 683,3 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị các gói thầu của đơn vị này có thể áp dụng ĐTQM là 1.181,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 57,8%. Tiếp đến là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (đạt tỷ lệ 45,6%), Văn phòng Quốc hội (40,6%), Bộ Tài chính (27,5%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (26,7%), Bộ Tài nguyên và Môi trường (25,3%), Bộ Thông tin và Truyền thông (23,7%), Bộ Giao thông vận tải (23,3%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (23,1%), Bộ KH&ĐT (22,2%), Bộ Tư pháp (21,8%), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (19,4%) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (17,3%).
Ở khối các địa phương, có 30 tỉnh, thành phố đã đạt và vượt chỉ tiêu về giá trị. Dẫn đầu về chỉ tiêu này là UBND tỉnh Bình Phước với tỷ lệ giá trị gói thầu thực hiện ĐTQM trong tổng giá trị các gói thầu có thể áp dụng ĐTQM đạt 71,5%. Tiếp đến lần lượt là UBND các tỉnh: Thanh Hoá (42,8), Bắc Ninh (42,7%), Kon Tum (40,5%)…
Ở khối các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty nhà nước (TCTNN), có 4 trong số 19 đơn vị đạt và vượt chỉ tiêu về giá trị. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có tổng giá trị gói thầu áp dụng ĐTQM là 28.367,6 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị các gói thầu của Tập đoàn có thể áp dụng ĐTQM trên Hệ thống là 48.851,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 58,1%.
Tiếp đến là các đơn vị như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đạt 28,8%, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đạt 23,5%, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đạt 15%.
Như vậy, tính đến hết tháng 11/2019, còn 33 địa phương; 24 đơn vị ở khối bộ ngành và 15 đơn vị ở khối các TĐKT, TCTNN chưa hoàn thành chỉ tiêu về tỷ lệ 15% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thực hiện ĐTQM.
Trong đó, 19 địa phương có tỷ lệ này đạt dưới 10% là Hà Nam (1,7%), Hưng Yên (4,4%), Bình Định (1,2%), Tiền Giang (3,7%), Quảng Trị (4%), Bến Tre (5,2%), Bạc Liêu (5,4%), Hậu Giang (5,6%), Bình Dương (5,6%), Phú Thọ (5,8%), Nam Định (6,0%), Hải Phòng (6,7%), Quảng Ngãi (7,2%), TP.HCM (7,8%), Yên Bái (7,8%), Nghệ An (7,9%), Quảng Bình (8,5%), Vĩnh Long (9%), Khánh Hòa (9%).
Ở khối các TĐKT, TCTNN, thậm chí có 6 đơn vị chưa có gói thầu nào áp dụng ĐTQM trong năm 2019, gồm: TCT Lương thực miền Nam, TCT Cà phê Việt Nam, TCT Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam, TCT Lương thực miền Bắc và TCT Thép Việt Nam.
9 địa phương, đơn vị vượt chỉ tiêu về số lượng gói thầu áp dụng ĐTQM
Tiếp đến là Đài Truyền hình Việt Nam (đạt tỷ lệ 53,7%) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (đạt tỷ lệ 52,5%).
Ở khối các địa phương, có 4 trong số 63 tỉnh, thành đã vượt chỉ tiêu về số lượng gói thầu áp dụng ĐTQM theo NQ01. Cụ thể, Thanh Hóa đạt 64,4%, Hòa Bình đạt 62,7%, Bình Phước đạt 61,2% và TP. Đà Nẵng đạt 56,6%.
Ở khối các TĐKT, TCTNN, có 2 trong số 19 đơn vị vượt chỉ tiêu về số lượng gói thầu. Cụ thể, EVN có 12.809 gói thầu áp dụng ĐTQM trong tổng số 16.598 gói thầu trong phạm vi ĐTQM trên Hệ thống, đạt tỷ lệ 77,2% về số lượng. Tương ứng VNPT có 734 gói thầu trong số 1.594, đạt 51,1%.
Như vậy, tính đến hết tháng 11/2019, vẫn còn 34 bộ, ngành; 17 TĐKT, TCTNN và 59 địa phương chưa hoàn thành chỉ tiêu 50% số lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thực hiện ĐTQM.
Đáng chú ý, có 10 địa phương có chỉ tiêu này chỉ đạt dưới 10%, bao gồm: Quảng Ninh (8,7%), Quảng Trị (7,6%), Yên Bái (7,1%), Phú Thọ (7%), Nghệ An (6,9%), Bạc Liêu (6,8%), Bình Định (6,6%), Điện Biên (4,5%), Hưng Yên (3,9%) và Hà Nam (2,8%).
Ở khối bộ, ngành, ngoại trừ 1 đơn vị không có gói thầu nào trong 11 tháng đầu năm, có đến 5 đơn vị chưa áp dụng ĐTQM kể từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam…