(BĐT) - Số liệu thống kê của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho thấy, trên cùng một mặt bằng pháp lý, rất nhiều địa phương có số lượng lớn nhà thầu tham dự các gói thầu, đạt tỷ lệ tiết kiệm cao, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, nhiều địa phương có mức tiết kiệm thông qua đấu thầu rất thấp, tỷ lệ thuận với số lượng nhà thầu tham dự, gần như không có cạnh tranh.
Doanh nghiệp cổ phần (có 65% vốn góp của doanh nghiệp nhà nước) sử dụng chi phí sản xuất của doanh nghiệp để mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất. Xin hỏi, khi tổ chức đấu thầu rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có được thực hiện theo “Quy trình lựa chọn nhà thầu theo vốn khác” không? Hay phải thực hiện theo “Quy trình lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu”?
(BĐT) - Hiện nay, không chỉ các gói thầu quy mô nhỏ, đơn giản mà hàng loạt gói thầu lớn, quy mô hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng của ngành giao thông vận tải đã được đấu thầu qua mạng (ĐTQM) thành công, thu hút số lượng lớn nhà thầu tham gia, tiết kiệm không nhỏ cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
(BĐT) - Đấu thầu qua mạng (ĐTQM) thực sự tạo nên cuộc cách mạng trong công tác đấu thầu, hướng đến môi trường đấu thầu công khai, minh bạch, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều năm, còn một số điểm cần tiếp tục có các giải pháp cải thiện, đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều chủ thể, để các cuộc thầu thực sự công bằng về cơ hội và hiệu quả về kinh tế.
(BĐT) - Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đã góp phần mang đến những bước phát triển vượt bậc cho hoạt động đấu thầu, thể hiện ở số gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng (ĐTQM) ngày càng nhiều, số lượng nhà thầu tham dự trung bình tại mỗi gói thầu ngày càng tăng. Khi năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được công khai, cơ sở dữ liệu liên thông với nhiều bên, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra, cạnh tranh giữa các nhà thầu tại nhiều cuộc thầu gần như chỉ ở yếu tố giá.
(BĐT) - Đưa chỉ tiêu đấu thầu qua mạng (ĐTQM) vào tiêu chí đánh giá các đơn vị thành viên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng các gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng, trở thành điểm sáng dẫn đầu cả nước về triển khai công tác này, góp phần nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
(BĐT) - Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) nhiều năm liền được ghi nhận là một trong những đơn vị tiên phong, đạt hiệu quả cao khi áp dụng đấu thầu qua mạng (ĐTQM). Trao đổi với Báo Đấu thầu, ông Luân Quốc Hưng - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC cho biết, sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ hạ tầng mạng, đội ngũ nhân sự, nỗ lực tạo ra các cuộc thầu cạnh tranh, minh bạch đã giúp phát huy lợi ích của phương thức đấu thầu này.
(BĐT) - Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP) đang hoàn tất lộ trình đấu thầu “một cửa”, đồng thời sẽ đưa vào ứng dụng chức năng mua sắm trực tuyến và chào hàng trực tuyến, bổ sung các mẫu mới đối với việc lựa chọn nhà thầu EPC, EP, PC... để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế và phù hợp, tương thích với các quy định mới.
(BĐT) - Trên chặng đường 15 năm kể từ năm 2009 Việt Nam được Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ xây dựng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP), đấu thầu qua mạng (ĐTQM) đã có nhiều bước tiến nhảy vọt và dự kiến hoàn tất lộ trình đấu thầu “một cửa” vào cuối năm 2024.
(BĐT) - Công tác đấu thầu qua mạng (ĐTQM) thuận lợi nhờ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (e-GP) ngày càng thông minh và tương thích với thực tiễn, thu hút được nhiều nhà thầu tham gia, tỷ lệ cạnh tranh qua đấu thầu lớn, con số tiết kiệm cho ngân sách nhà nước cũng không nhỏ… Đó là đánh giá của nhiều bên mời thầu, chủ đầu tư về Hệ thống e-GP.
(BĐT) - Theo quy định hiện hành, khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình có khả năng bị ảnh hưởng, nhà thầu được kiến nghị người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu chia sẻ, kiến nghị của họ bị chủ đầu tư từ chối giải quyết với lý do văn bản kiến nghị điện tử không hợp lệ.
(BĐT) - Khi áp dụng đấu thầu qua mạng, toàn bộ công tác lựa chọn nhà thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, với các nội dung đã được số hóa dưới dạng webform, giúp rút ngắn thời gian và hạn chế được các sai sót.
(BĐT) - Là một tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong bảo đảm cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên triển khai khối lượng lớn các dự án đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh với quy mô và cơ cấu nguồn vốn đa dạng.
(BĐT) - Với hàng nghìn gói thầu công bố mời thầu mỗi ngày, số lượng các văn bản kiến nghị của nhà thầu có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung kiến nghị đúng quy định, cần trả lời kịp thời của chủ đầu tư lẫn người có thẩm quyền, rất nhiều văn bản kiến nghị vừa “lạc lối”, vừa “vô chủ”.
(BĐT) - Sau hơn 1 năm triển khai đấu thầu qua mạng các gói thầu mua thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế có nhiều lô/phần, công tác đấu thầu của ngành y tế đã có bước chuyển biến khá lớn, góp phần thúc đẩy công khai, minh bạch… Tuy vậy, theo Bộ Y tế, tỷ lệ đấu thầu qua mạng cả về số lượng và giá trị gói thầu vẫn còn thấp, cần tiếp tục cải thiện.
(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất hoạt động đấu thầu, tiếp tục tạo thuận lợi cho công tác đấu thầu qua mạng.