Cần quy định rõ về các trường hợp gia hạn tiến độ, điều khoản bảo hành trong hợp đồng xây dựng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Với quá trình công tác hơn 20 năm, tôi thấy các tranh chấp trong hoạt động xây dựng thường phức tạp, không lường hết được, thời gian kéo dài, trong đó có không ít lý do không phải xuất phát từ nhà thầu. Nhiều nhà thầu chịu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, trong đó có rủi ro từ việc gia hạn tiến độ thi công.
Ông Khương Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn

Ông Khương Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn

Cụ thể, Điều 39 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định một số trường hợp được gia hạn tiến độ, chủ yếu từ những nguyên nhân như: các sự kiện bất khả kháng; thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng; do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng; tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra; tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Việc kéo dài tiến độ hợp đồng do các nguyên nhân không phải từ nhà thầu có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo hành công trình của nhà thầu. Công việc bảo hành công trình càng kéo dài, tiền tạm giữ bảo hành bị ảnh hưởng; phát sinh thêm chi phí từ việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chi phí do chờ việc… mà không có cơ chế nào bảo vệ cho nhà thầu.

Do đó, pháp luật cần quy định các trường hợp gia hạn tiến độ, điều khoản bảo hành trong hợp đồng xây dựng để các bên có căn cứ pháp lý thực hiện, tránh mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Chuyên đề