Hoạt động kinh doanh của Vinatex kém hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ảnh: Tiên Giang |
Sau khi IPO, 2 cổ đông lớn nhất ngoài nhà nước tại doanh nghiệp (DN) này là Vingroup, nắm giữ 10% tương ứng 50 triệu CP và Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group), nắm giữ 14% tương ứng 70 triệu CP.
Tỷ suất sinh lời thấp so với DN cùng ngành
Ngày 3/1/2017, Vinatex chào sàn UPCoM với mức giá tham chiếu 13.500 đồng/CP và đóng cửa ở mức 17.100 đồng/CP (tăng 27%). Thậm chí, đã có lúc giá VGT vọt lên 18.900 đồng. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016, tại thời điểm 31/12/2016, tổng giá trị tài sản của Vinatex đạt 20.000 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 15.708 tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế tăng 8% so với năm 2015, vượt 5% so với kế hoạch 2106. Cả năm 2016, lợi nhuận sau thuế tăng từ 532 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng (tăng 12%).
Mặc dù có sự tăng trưởng về lợi nhuận nhưng so với các DN cùng ngành, Vinatex vẫn thua kém về tỷ suất sinh lời.
Như đã nói ở trên, tại thời điểm IPO năm 2014, VID Group và Vingroup đã trở thành cổ đông lớn của Vinatex. Lúc này tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Vinatex vẫn kém hơn so với một số DN cùng ngành như Công ty CP Damsan (ADS), Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết (PTG), Tổng công ty CP May Việt Tiến (VGG). Đến cuối năm 2016, ROE của Vinatex đạt 0,08 (tăng 4,5% so với năm 2015) nhưng vẫn thấp hơn các DN cùng ngành khác (chi tiết trong bảng 1).
Như vậy, có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của Vinatex thua kém các đàn em trong cùng ngành có thể là lý do tháo chạy của ông lớn VID Group. Gần đây, một số cổ đông chiến lược đã rục rịch bán hết CP khỏi Vinatex. Phải chăng vì ông lớn này làm ăn thua kém các đàn em hay vì nguyên nhân nào khác?
Bảng 1: So sánh tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu của Vinatex với DN cùng ngành
Kẻ ở, người đi?
Tuy nhiên, ngày 11/2/2017 Vinatex công bố thông tin chốt quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc cho phép chuyển nhượng cổ phiếu trước hạn đối với cổ đông VID Group. Theo thông tin mới nhất, ngày 10/3/2017, ĐHĐCĐ Vinatex đã thông qua việc cổ đông chiến lược VID Group được chuyển nhượng toàn bộ 70 triệu CP sở hữu trước thời hạn.
Vinatex hiện sở hữu rất nhiều công ty con và công ty liên kết trải dài từ Bắc đến Nam, cùng với đó là nhiều bất động sản có giá trị có thể phát triển thành các dự án bất động sản. Trong khi cuộc đua M&A trong lĩnh vực bất động sản ngày càng sôi động, ai sẽ là ông chủ tiếp quản 70 triệu CP của VID Group tại Vinatex đang là ẩn số thú vị.
Địa điểm
|
Diện tích (m2)
|
Hiện trạng sử dụng
|
Hình thức sử dụng
|
Địa điểm số 28 ngõ 53 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội |
5.752,2 |
Nhà xưởng sản xuất + văn phòng làm việc |
Văn phòng làm việc, xưởng sản xuất của công ty CP thuộc Tập đoàn |
Địa điểm số 39-41-43 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM |
962,6 |
Văn phòng làm việc của Văn phòng 2 tại TP.HCM |
Thực hiện dự án theo quy hoạch đã được TP.HCM phê duyệt |
Khu Công nghiệp Tân Liên, Vĩnh Bảo, Hải Phòng |
42.508 |
Nhà xưởng sản xuất và văn phòng điều hành sản xuất |
Đất thuê trả tiền hàng năm |
67 Ngô Thị Nhậm, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
14.743,9 |
Văn phòng làm việc + nhà xưởng sản xuất |
Thuê đất trả tiền hàng năm. Đang triển khai thực hiện dự án Văn phòng TTTM |
Lô đất 1009, Thoại Ngọc Hầu, phường 19, quận Tân Bình, TP.HCM |
2.292 |
Văn phòng làm việc |
Thuê đất trả tiền hàng năm. Đang thực hiện dự án văn phòng TTTM |
41 A Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội |
2.064 |
Văn phòng |
Thuê đất trả tiền hàng năm |
Số 524 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
22.355,9 |
Văn phòng làm việc + nhà xưởng sản xuất |
Thuê đất trả tiền hàng năm |
Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên |
11.648 |
Hệ thống XLNT và văn phòng điều hành sản xuất |
Thuê đất KCN |