Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, quy hoạch phải có các yếu tố đột phá, phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ảnh: Lê Tiên |
Trong đó, Thường trực Chính phủ đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tổ chức triển khai lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Báo cáo ĐHQHTTQG thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Bộ Chính trị xem xét tại Phiên họp tháng 4/2022.
Để bảo đảm chất lượng, tiến độ trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định về ĐHQHTTQG, Thường trực Chính phủ yêu cầu ĐHQHTTQG cần xác định rõ quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đảm bảo quyền toàn vẹn lãnh thổ và hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; ưu tiên phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Huy động tối đa nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, là quyết định (nguồn lực bên trong là con người, tự nhiên, truyền thống đoàn kết thống nhất, lịch sử văn hóa); thu hút nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phát (công nghệ, đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, vốn đầu tư, kinh nghiệm quản trị quốc gia).
Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, cần nghiên cứu tiêu chí, mức độ thể hiện các nội dung trong ĐHQHTTQG một cách phù hợp, không quá chung chung, không quá chi tiết, cần vừa “động”, vừa “mở”. Quy hoạch phải có các yếu tố đột phá, phát triển hài hòa giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch phải tổng thể, liên thông; có tính kế thừa và phát triển; phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hài hòa tổng thể trong khu vực, thế giới, phát huy tối đa thế mạnh, hạn chế tối thiểu yếu kém.