(BĐT) - Tính đến nay, nước ta đã cơ bản hoàn thành việc lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, đặc biệt đã hoàn thành thẩm định 59/63 quy hoạch tỉnh, trong đó Thủ tướng đã phê duyệt 50/63 quy hoạch tỉnh.
(BĐT) - Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chọn phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bao trùm, nhanh và bền vững. Một trong những “điểm tựa” được lựa chọn để hiện thực hóa mục tiêu này là phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.
(BĐT) - Tròn 78 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945-2/9/2023), mỗi người dân Việt Nam lại trào dâng niềm tự hào khi đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
(BĐT) - Bối cảnh lập quy hoạch tỉnh, thành đang có nhiều thuận lợi khi Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố. Cùng với đó, nhiều quy hoạch cấp quốc gia và cấp vùng đã được phê duyệt, làm cơ sở cho các địa phương hiện thực hóa khát vọng phát triển phồn vinh, bền vững.
(BĐT) - Công tác quy hoạch đang chậm so với tiến độ và yêu cầu đề ra khi mới có 16% số lượng quy hoạch đã hoàn thành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tại Hội nghị toàn quốc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 được tổ chức ngày 20/4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo tính khả thi, sát thực tế và mang lại hiệu quả có thể cân đong, đo đếm được.
(BĐT) - Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả QHTTQG, nhất là tập trung nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án quan trọng quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia.
(BĐT) - Phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội đồng thời phát triển 4 vùng động lực quốc gia là những định hướng chiến lược trong Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ công bố tại Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia, sáng 20/4/2023.
(BĐT) - Lập Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) là cơ hội rất lớn để Việt Nam đánh giá lại hiện trạng phát triển và tổ chức không gian phát triển một cách thực chất, tổng thể, qua đó cụ thể hóa đường hướng phát triển đất nước; định hình không gian, lộ trình và nguồn lực phát triển dài hạn. Báo Đấu thầu đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị tư vấn chính lập QHTTQG về bản quy hoạch đặc biệt này.
(BĐT) - Chiều 9/1, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 449/489 đại biểu có mặt tại hội trường biểu quyết tán thành thông qua, chiếm 90,52%.
(BĐT) - Sáng 6/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(BĐT) - Ngày 6 - 7/1/2023, bản dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHTTQG) sẽ được Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường trong khuôn khổ Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV. Việc cho ý kiến vào các nội dung của QHTTQG là nhiệm vụ rất quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài đối với sự phát triển của đất nước.
(BĐT) - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 10 thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(BĐT) - Trong ngày làm việc thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận về Đề án định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(BĐT) - Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) cần xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia do Ban Cán sự đảng Chính phủ trình để chỉ đạo Chính phủ tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn thiện Đề án Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
(BĐT) - Hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 vừa được Hội đồng thẩm định thông qua với dự kiến được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 tới. Nếu được Quốc hội thông qua, nguồn lực để thực hiện Quy hoạch sẽ là rất lớn và giải pháp tìm nguồn lực là vấn đề được nhiều người quan tâm.
(BĐT) - Tất cả 44 ủy viên, thành viên của Hội đồng Thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa thống nhất thông qua Hồ sơ QHTTQG, đủ điều kiện để Chính phủ trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.
(BĐT) - Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước. Việc xây dựng định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ hội quý để kiến tạo mô hình, phân bổ không gian phát triển quốc gia nhằm đạt các mục tiêu, khát vọng lớn của đất nước.
(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công khai toàn văn Dự thảo Hồ sơ xin ý kiến Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để lấy ý kiến góp ý của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh và cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cho Dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch.
(BĐT) - Ngày 1/8/2022, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(BĐT) - Quy hoạch tổng thế quốc gia sẽ cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030 nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh tại Hội thảo “Tham vấn ý kiến các tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế đối với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.