Ảnh Internet |
Quyết định này nhằm để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất 17.406 m2 trước đây được dùng làm nhà xưởng sản xuất thành khu đô thị theo chủ trương của UBND TP. Hải Phòng.
Quyết định nói trên không quá bất ngờ khi trước đó, trong phiên trả lời chất vấn tại Kỳ họp HĐND TP. Hải Phòng, ông Phạm Quốc Ka, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Phòng đã từng đề cập. Theo ông Ka, Sở đã có đoàn kiểm tra nhà máy giấy nói trên và nhận thấy các chỉ tiêu sinh hóa cao hơn so với quy định, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải di dời. Nếu không di dời, Thành phố sẽ thu hồi đất. Nhà máy đã có từ lâu, công nghệ của Trung Quốc lạc hậu, và là điển hình của việc xả thải trộm – ông Ka nhấn mạnh.
Thông báo từ Lãnh đạo Sở TN&MT và từ phía Công ty có phần “vênh” nhau về nguyên nhân di dời. Tuy nhiên, việc di dời là cưỡng chế, Hapaco buộc phải thực hiện.
Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2016 của Hapaco tổ chức hồi tháng 4/2016, Công ty không hề nhắc đến kế hoạch di dời xí nghiệp giấy đế. Có thể nói, việc di dời là sự kiện bất thường đối với Hapaco. Hiện chưa rõ dự án chủ trương biến khu đất sản xuất thành khu đô thị của TP. Hải Phòng sẽ được triển khai theo hướng nào và ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến kết quả kinh doanh của Hapaco ra sao.
Tình hình kinh doanh của Hapaco tương đối èo uột với lợi nhuận sau thuế chưa đến 40 tỷ đồng mỗi năm, trong khi vốn điều lệ của Công ty có tới 514 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2016, Hapaco lãi ròng 16,4 tỷ đồng, giảm 46,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 53 tỷ đồng trên doanh thu 443 tỷ đồng trong năm 2016, lần lượt tăng 15% và 18% so với kết quả thực hiện năm 2015.