Bản tin thời sự sáng 8/9

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là sáng 8/9, đã 6 ngày không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, Việt Nam vẫn có 1.049 bệnh nhân; TP.HCM cho phép mở lại quán bar, vũ trường, nhiều điểm du lịch đón khách trở lại; khởi tố Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai (Gia Lai) để mất hơn 360 ha rừng…

Sáng 8/9, đã 6 ngày không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, Việt Nam vẫn có 1.049 bệnh nhân

Sáng ngày 8/9, Bộ Y tế cho biết, không có ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận. Như vậy, đã 6 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới ở cộng đồng. Hiện đã có 854 bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi.

Sáng 8/9, đã 6 ngày không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, Việt Nam vẫn có 1.049 bệnh nhân

Sáng 8/9, đã 6 ngày không có ca mắc Covid-19 ở cộng đồng, Việt Nam vẫn có 1.049 bệnh nhân

Tính đến 6h ngày 8/9, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Tính từ 18h ngày 7/9 đến 6h ngày 8/9 không có ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 37.474 người. Trong đó, 834 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 13.365 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 23.274 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đến nay, nước ta đã chữa khỏi cho 854 bệnh nhân Covid-19/1.049 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 14 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 19 ca, số ca âm tính lần 3 là 33 ca. Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca.

Thành phố Hồ Chí Minh cho phép mở lại quán bar, vũ trường

Thành phố Hồ Chí Minh cho phép các cơ sở kinh doanh quán bar, vũ trường được phép hoạt động trở lại từ 7/9, đồng thời cho phép các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người.

Quán bar, beerclub ở phố đi bộ Bùi Viện

Quán bar, beerclub ở phố đi bộ Bùi Viện

Các cơ sở kinh doanh quán bar, vũ trường được phép hoạt động trở lại từ 18 giờ ngày 7/9 nhưng phải tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như vệ sinh khử khuẩn bề mặt, trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn; nhân viên phải tuân thủ các điều kiện vệ sinh phòng hộ theo hướng dẫn của ngành y tế.

Cùng với đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người như lễ hội, hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, các hội nghị, hội thảo... được tổ chức bình thường nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Chính quyền và người dân tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng, chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và tại các nơi công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Nhiều điểm du lịch đón khách trở lại

Các điểm tham quan ở Bình Định, Phú Yên... mở cửa để đón khách du lịch sau khoảng thời gian đóng cửa vì dịch bệnh.

Tháp Nhạn ở TP. Tuy Hòa, Phú Yên, nơi thu hút khách đến tham quan

Tháp Nhạn ở TP. Tuy Hòa, Phú Yên, nơi thu hút khách đến tham quan

UBND Phú Yên vừa cho phép di tích, danh thắng, khu vui chơi giải trí, quán bar... được mở cửa đón khách trở lại kể từ 0h ngày 8/9. Các cơ sở phải đảm bảo biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế như vệ sinh khử khuẩn, trang bị dung dịch sát khuẩn, yêu cầu khách và nhân viên đeo khẩu trang.

Trong khi đó, tỉnh Bình Định chỉ cho phép mở cửa hoạt động du lịch. Các chốt kiểm tra y tế tại đèo Bình Đê, ga Bồng Sơn (Hoài Nhơn), ga Diêu Trì (Tuy Phước), bến xe Quy Nhơn, sân bay Phù Cát tiếp tục duy trì.

Sau hơn một tháng tạm dừng đón khách để phòng chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép tàu cao tốc hoạt động đưa, đón du khách trên tuyến vận tải biển Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại từ ngày 5/9.

Các hoạt động lưu trú, điểm tham quan trên đảo được đón du khách nhưng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi đông người, trên phương tiện giao thông công cộng, bệnh viện, trường học..., đồng thời duy trì chốt chặn đường biển.

Nhiều đôi tàu kết nối TP.HCM với các địa phương hoạt động trở lại

Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, trong tuần này, nhiều đôi tàu kết nối TP.HCM đến Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng sẽ được chạy lại.

Ngành đường sắt chịu nhiều thiệt hại nặng nề do tác động của dịch Covid-19

Ngành đường sắt chịu nhiều thiệt hại nặng nề do tác động của dịch Covid-19

Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, trong tuần này, nhiều đôi tàu khu đoạn SE21/SE22, SPT1/SPT2, SNT1/SNT2 kết nối TP.HCM đến Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng sẽ được chạy lại.

Theo đó, căn cứ nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến TP.HCM - Đà Nẵng, đôi tàu SE21/SE22 sẽ chạy lại từ ngày 8/9. Tàu SE22 xuất phát tại ga Sài Gòn lúc 11 giờ 40 phút; tàu SE21 xuất phát tại ga Đà Nẵng lúc 9 giờ 31 phút.

Các đoàn tàu này sẽ không dừng đỗ tại ga Phú Cang (Quảng Nam). Cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ tổ chức bán giãn cách ghế trên đoàn tàu SE21 (từ ga Đà Nẵng vào Sài Gòn).

Ngoài ra, căn cứ nhu cầu đi lại của hành khách dịp cuối tuần, trong tuần này, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng cho chạy lại đôi tàu SPT1/ SPT2, SNT1/SNT2. Cụ thể, đôi tàu SPT1/SPT2 từ Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) đi Phan Thiết (Bình Thuận) và ngược lại chạy các ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần từ ngày 11/9.

Trong khi đó, tàu SNT2 từ Sài Gòn đi Nha Trang (Khánh Hòa) chạy các ngày thứ 5, thứ 6 hàng tuần, từ ngày 10/9; tàu SNT1 từ Nha Trang đi Sài Gòn chạy các ngày thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần, từ ngày 12/9.

Khởi tố Ban Quản lý rừng phòng hộ để mất hơn 360 ha rừng

Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai (Gia Lai) đã để mất, lấn chiếm hơn 360 ha rừng và gây thiệt hại ngân sách hơn 12 tỷ đồng.

Một diện tích rừng bị thiệt hại ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai

Một diện tích rừng bị thiệt hại ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai

Chiều 7/9, Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Ngô Càng Thanh (nguyên Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai giai đoạn trước năm 2015) và ông Lê Tiến Hiệp (Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai) về hành vi thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Thanh tra tỉnh Gia Lai phát hiện giai đoạn 2001-2017, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai đã để mất, lấn chiếm hơn 360 ha rừng. Đáng nói, dù rừng bị mất và lấn chiếm như vậy nhưng hàng năm, Ban này không thống kê, báo cáo thực trạng, nguyên nhân mất rừng cho các cơ quan chức năng. Đặc biệt cơ quan chức năng còn xác định Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Grai để thiệt hại ngân sách hơn 12 tỷ đồng.

Chuyên đề

Kết nối đầu tư