Dự án sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) nên việc lựa chọn nhà thầu Gói thầu C1-BK-CS1 thực hiện theo quy định của nhà tài trợ. Thời gian thực hiện dự án này là 90 ngày.
Trên cơ sở kết quả sơ tuyển, có 3 nhà thầu lọt vào vòng trong để đánh giá tiếp là Liên danh nhà thầu Công ty CP Tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên - Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng Bắc Thành; Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi; Công ty CP Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Cao Bằng.
Trong số các nhà thầu có tư cách hợp lệ nêu trên, có 2 nhà thầu đến từ Hà Nội gồm: Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng Bắc Thành có địa chỉ tại số 7, Ngách 16, Ngõ 10, đường Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình với vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng và khoảng 10 nhân viên; Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi có địa chỉ tại số 175 Tây Sơn, quận Đống Đa với 8,83 tỷ đồng vốn điều lệ và 200 nhân viên.
2 nhà thầu còn lại, một nhà thầu đến từ Thái Nguyên và một nhà thầu đến từ Cao Bằng. Cụ thể, Công ty CP Tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên có địa chỉ đăng ký tại Ngõ 562, đường Lương Ngọc Quyến, Tổ 9, phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với vốn điều lệ 1 tỷ đồng và hơn 40 nhân viên. Công ty CP Tư vấn xây dựng Thủy lợi Thủy điện Cao Bằng có địa chỉ ở Tổ 5, phường Tân Giang, TP. Cao Bằng với vốn điều lệ 1,7 tỷ và 15 nhân viên.
Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập có tổng vốn đầu tư là 443 triệu USD, (vốn ODA là 415 triệu USD, vốn đối ứng 28 triệu USD). Trong đó, Hợp phần 1 (khôi phục an toàn đập, nâng cao an toàn công trình thông qua sửa chữa, nâng cấp, trang bị cho các đập thủy lợi) là 412 triệu USD; Hợp phần 2 (quản lý an toàn đập: cải thiện công tác quản lý, giám sát và vận hành an toàn đập trên lưu vực) là 20 triệu USD; Hợp phần 3 (hỗ trợ quản lý dự án) là 11 triệu USD. Mục tiêu hướng đến của Dự án là nhằm sửa chữa, nâng cấp 450 đập có nguy cơ xảy ra sự cố cao; thiết lập hệ thống giám sát, hỗ trợ vận hành và cảnh báo lũ hạ du cho 718 hồ chứa thủy lợi... Dự kiến, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Dự án được thực hiện ở miền Bắc (bao gồm vùng Đồng bằng sông Hồng); miền Trung và Tây Nguyên. Đây là các vùng có số lượng đập lớn, đã được xây dựng từ lâu, ít được đầu tư sửa chữa nâng cấp lớn, chịu nhiều rủi ro thiên tai và nguy cơ sự cố đập cao.