Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp xây dựng

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chiều 17/6, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, với 92,96 % đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. 
Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư xây dựng sau dịch Covid-19, một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng sẽ có hiệu lực từ 15/8/2020. Ảnh: Lê Tiên
Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư xây dựng sau dịch Covid-19, một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng sẽ có hiệu lực từ 15/8/2020. Ảnh: Lê Tiên

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật.

Ông Dũng cho biết, Luật được sửa đổi, bổ sung để đồng bộ, thống nhất với các quy định có liên quan của Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Đê điều; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...

Đáng chú ý, để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng triển khai các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid19, một số quy định của Luật sẽ có hiệu lực sớm hơn, từ 15/8/2020. Các nội dung có hiệu lực sớm hơn gồm: thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư; miễn giấy phép xây dựng đối với công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật; bãi bỏ thẩm quyền của Bộ Xây dựng và giao UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt…

Cũng trong ngày 17/6, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều…

Chuyên đề