Sự trì hoãn cắt giảm lãi suất của FED sẽ không cản trở làn sóng nới lỏng chính sách toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu sẽ không để sự chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khiến họ phân tâm trong nỗ lực nới lỏng của mình.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Trong số 23 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới được Bloomberg theo dõi, chỉ có Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được cho là không hạ lãi suất trong vòng 18 tháng tới. Hầu hết các ngân hàng còn lại đã thiết lập kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Theo Bloomberg, lãi suất tổng hợp toàn cầu sẽ giảm 155 điểm cơ bản vào cuối năm 2025. Ngay cả FED - ngân hàng trung ương đã trì hoãn kế hoạch cắt lãi suất trước tình trạng lạm phát dai dẳng của Mỹ - cũng được dự báo sẽ thực hiện một số động thái trong năm nay.

Tuy nhiên, vấn đề rõ ràng hiện nay là triển vọng loại bỏ nhanh chóng biện pháp thắt chặt toàn cầu chưa từng có - được đưa ra trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hậu đại dịch - đang giảm dần.

Ngoài sự thận trọng của FED, các ngân hàng trung ương lớn khác lo lắng về áp lực giá cả kéo dài, khiến việc giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với khi tăng.

Việc nới lỏng chính sách tại các nền kinh tế phát triển cũng tỏ ra tương đối thiếu đồng bộ. Chẳng hạn, ở châu Âu, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ đã cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện 1 lần cắt giảm, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh vẫn chưa thực hiện cắt giảm lãi suất và các quan chức tại Ngân hàng Trung ương Na Uy chỉ ra tín hiệu rằng họ khó có thể hành động trước năm 2025.

Việc thúc đẩy nới lỏng chính sách toàn cầu vẫn có thể gặp phải nhiều trở ngại hơn, như những gì FED và ECB đã cho thấy. Ngân hàng Trung ương Úc thậm chí không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa.

Mặc dù vậy, bước sang nửa sau của năm 2024, triển vọng nới lỏng chính sách tiền tệ đã trở nên gần hơn ở phần lớn các nền kinh tế thế giới.

Chuyên đề