Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam sẽ thực hiện báo cáo phát triển bền vững trong năm nay. Ảnh: Mai Nguyên |
Nhưng nhiều DN vẫn đang loay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu để kiến tạo giá trị vô hình này.
Phát triển bền vững mang lại 80% giá trị DN
Giá trị của DN được quyết định bởi giá trị hữu hình và vô hình. Giá trị hữu hình là vốn tài chính, tài sản hữu hình. Giá trị vô hình gồm có giá trị thương hiệu, uy tín, kế hoạch nghiên cứu và phát triển, mức độ hài lòng của khách hàng, sức khỏe và an toàn, hiệu quả hoạt động về môi trường, sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động của DN, quản trị DN, gắn kết người lao động. Giá trị DN ngày càng bị ảnh hưởng bởi các bên liên quan và tài sản vô hình. Nếu như từ năm 1985 trở về trước, giá trị vô hình chỉ chiếm khoảng 20%, thì từ năm 2010 đến nay đã chiếm tới trên 80% giá trị của DN.
Trong thế kỷ 21, PTBV được xem là cơ hội lớn nhất và là duy nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các nhà đầu tư đang ngày càng sử dụng “lăng kính PTBV” đối với các quyết định đầu tư và quy trình quản lý. PTBV mang lại lợi ích bền vững cho DN nhờ tạo được mối quan hệ gắn kết hơn với các bên liên quan, tạo môi trường làm việc thỏa đáng cho người lao động, sự hài lòng của khách hàng, khách hàng trung thành và doanh thu nhờ vậy cao hơn khi có các cơ hội kinh doanh mới, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro... Do đó, mô hình kinh doanh lấy việc tối đa hóa lợi nhuận làm trọng đang dần bị thay thế bởi mô hình tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan.
Cách tiếp cận quản trị công ty trong chiến lược PTBV
Thừa nhận sự cải thiện đáng kể trong nhận thức về PTBV, nhưng bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho rằng, số DN bắt đầu chuyển sang hành động theo hướng PTBV còn khá khiêm tốn, mới chủ yếu nằm trong nhóm DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, những DN hướng tới xuất khẩu, đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây được xem là khối DN có tính minh bạch nhất trên thị trường. Trong khi đó, phần lớn DN vẫn đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu.
Theo bà Trần Anh Đào - Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, hiện luật pháp đã bắt đầu có quy định về việc công khai thông tin quản trị công ty, trong đó có trình bày về PTBV. Bước đầu tiên phải là sự quyết tâm của ban lãnh đạo công ty, và quyết tâm này phải được hiện thực hóa, đồng thời phải có sự giám sát, theo dõi để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.
Từ góc độ DN, ông Lê Trí Thông - Tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cho rằng, thông thường các DN mới chỉ quan tâm đến “lấp đầy” báo cáo phải nộp, còn nặng về trách nhiệm báo cáo, giải trình, thay vì quan tâm đến quá trình lập báo cáo - công cụ quản trị DN, và đây mới chính là yếu tố mang lại giá trị nhiều hơn cho DN. Quá trình lập báo cáo giúp công ty nhìn thấu suốt những “khoản nợ vô hình” với cổ đông để từ đó giúp nhà quản lý có sự điều chỉnh phù hợp.
Còn theo ông Nguyễn Công Minh Bảo - Trưởng đại diện Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) tại Việt Nam, mỗi ngành có một đặc thù riêng, do vậy nên ưu tiên lựa chọn một số chỉ số PTBV phù hợp với ngành mình, chứ không nên ôm đồm tất cả các chỉ số trong mục tiêu PTBV. Để vượt qua khó khăn, bước đầu, DN nên tuân thủ theo các yêu cầu của báo cáo để được vào sàn. Quan trọng là sự cam kết của lãnh đạo đối với một số vấn đề quan tâm. Sau một thời gian tuân thủ, nhận thấy được lợi ích, DN mới đáp ứng dần dần yêu cầu của các bên liên quan. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho DN, nên chăng các văn bản quy phạm pháp luật cần có một “ngôn ngữ” chung, đồng nhất để dễ thực hiện.
Là ngành xuất khẩu hướng đến thị trường toàn cầu, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam, thông điệp PTBV là yêu cầu sống còn, duy nhất để trường tồn trên thị trường. Do đó, trong năm nay, Hiệp hội đăng ký tham gia thực hiện báo cáo PTBV, xây dựng bộ chỉ số PTBV riêng cho ngành mình để đánh giá đúng ngành, tạo lợi thế cạnh tranh của ngành và của quốc gia.