Ảnh Internet |
Trong số đó, có 9 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư với tổng công suất 397,5 MW; 10 dự án đang hoàn chỉnh hồ sơ theo góp ý.
Được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng điện gió, nhưng phát triển điện gió tại Bình Thuận vẫn gặp nhiều trở ngại, chưa đạt mục tiêu đề ra. Trở ngại lớn nhất là giá mua điện gió vẫn thấp hơn giá thành đầu tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn các tổ chức tài chính, tín dụng cho vay vốn để triển khai dự án trong lĩnh vực này. Đây cũng là nguyên nhân khiến các dự án thực hiện cầm chừng, kéo dài tiến độ.
Bên cạnh đó, các dự án điện gió có chi phí sản xuất, chi phí đầu tư cao, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng chưa phát triển, chưa đáp ứng được các yêu cầu vận chuyển và lắp đặt các thiết bị siêu trường, siêu trọng của dự án điện gió; việc đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn… cũng khiến công tác phát triển điện gió tại Bình Thuận gặp nhiều trở ngại.