Lạm dụng việc đánh giá uy tín để loại nhà thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, nhà thầu có hành vi về uy tín nhà thầu quy định tại khoản 1 Điều này khi tham dự thầu phải thực hiện biện pháp đảm bảo dự thầu với giá trị gấp 3 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 2 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện hành vi đó.

Ông Võ Văn Càng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phùng Hưng

Điều đó cho thấy, pháp luật về đấu thầu không quy định loại nhà thầu có hành vi về uy tín nhà thầu mà chỉ tăng giá trị bảo đảm dự thầu gấp 3 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 2 năm.

Tuy nhiên, thực tế đấu thầu ở Quảng Ngãi cho thấy, hồ sơ mời thầu (HSMT) nhiều gói thầu sử dụng tiêu chí đánh giá đạt/không đạt đối với các hành vi về uy tín của nhà thầu và không quy định rõ mốc thời gian áp dụng đối với nội dung đánh giá uy tín của nhà thầu vi phạm (nhà thầu có lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu, nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng, không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng…). Do đó, chỉ cần nhà thầu có 1 “tì vết” nhỏ, diễn ra trong một khoảng thời gian đã xa trong lịch sử hoạt động của nhà thầu thì đều bị bên mời thầu/chủ đầu tư loại bỏ vì không đáp ứng tiêu chí uy tín của HSMT. Việc áp dụng tiêu chí đạt/không đạt trong HSMT để đánh giá uy tín nhà thầu là “lỗ hổng” để các chủ đầu tư/bên mời thầu lạm dụng tiêu chí này để loại nhà thầu.

Nhà thầu đề xuất, HSMT cần loại bỏ các tiêu chí đạt/không đạt khi đánh giá uy tín nhà thầu, không để tình trạng loại nhà thầu vì một lỗi nhỏ về uy tín đã xảy ra từ rất lâu trong quá khứ.

Chuyên đề