Hàng hiệu lên ngôi

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Có một nghịch lý trong giai đoạn vừa qua là bất chấp dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm gián đoạn giao thương, sa sút kinh tế, thị trường bất động sản vẫn duy trì được thanh khoản tốt. Trong đó giao dịch bất động sản hàng hiệu khá sôi động. Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng bất động sản hàng hiệu nhanh nhất thế giới.
Phân khúc bất động sản hàng hiệu tại Đà Nẵng trở nên sôi động theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng giàu có
Phân khúc bất động sản hàng hiệu tại Đà Nẵng trở nên sôi động theo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng giàu có

Thước đo về nhu cầu hưởng thụ

Theo Báo cáo Thịnh vượng 2021 của hãng tư vấn Knight Frank, Việt Nam có 390 người siêu giàu - UHNWI (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), đứng thứ 6 trong số các nước ASEAN. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số người sở hữu từ 1 triệu USD trở lên tại Việt Nam năm 2020 là 19.491 người. Knight Frank dự đoán trong giai đoạn 2020 - 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam đạt mức 31%.

Số lượng người giàu tăng lên nhanh chóng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản trong những năm gần đây liên tục phân hóa mạnh mẽ ở phân khúc cao cấp, hàng hiệu. Nhiều chuẩn mực mới về tiêu chí mua nhà của giới siêu giàu, tinh hoa trong xã hội được thiết lập. Giờ đây, không gian sống thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên là một cách khẳng định đẳng cấp của nhóm khách này.

Vượt qua những món trang sức, quần áo hàng hiệu, du thuyền, siêu xe…, bất động sản hàng hiệu đang dần trở thành thước đo cho độ “chịu chơi” và gu hưởng thụ của giới thượng lưu. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sở hữu một căn hộ tại vị trí đắc địa, riêng tư, đầy đủ tiện nghi để tận hưởng cuộc sống, tái tạo năng lượng và nâng cao sức khỏe ngày càng tăng, nhất là tại địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM... Nhiều nhà đầu tư cho biết sẵn sàng bỏ tiền để mua bất động sản có thương hiệu của những chủ đầu tư uy tín, với kỳ vọng ngoài việc sở hữu tài sản còn tận hưởng không gian, tiện ích, dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế.

Theo CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ cao cấp và hạng sang tại TP.HCM chiếm đến 59% tổng số căn hộ, dẫn dắt toàn thị trường trong hai năm vừa qua. Còn tại thị trường Hà Nội, lượng cung căn hộ cao cấp hiện chiếm 28% tổng số căn hộ được chào bán ra thị trường. Tuy nhiên, hầu hết nguồn cung này đều từ những dự án bất động sản đã được chào bán từ đầu năm 2021, các dự án mới rất khan hiếm trong khi theo dự báo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, năm 2023 Việt Nam sẽ có hơn 15.000 triệu phú USD.

Tại duyên hải miền Trung, theo Savills Việt Nam, Đà Nẵng đang thuộc nhóm 20 thị trường hàng đầu thế giới về bất động sản hàng hiệu, được ví như “thiên đường nghỉ dưỡng” với nhiều dự án căn hộ hàng hiệu có mức giá rất hợp lý và còn rất nhiều triển vọng trong tương lai. “Đà Nẵng đã và đang chuẩn bị triển khai hàng loạt công trình hạ tầng quan trọng, tạo đà thúc đẩy kinh tế Đà Nẵng phục hồi và phát triển; đồng thời tạo lực đẩy cho bất động sản phục hồi, trong đó bất động sản hàng hiệu sẽ nổi lên trở thành một điểm nhấn và là hướng đi đầy tiềm năng” - Savills Việt Nam nhận định và dẫn chứng: “Trong bối cảnh thị trường năm 2021 không thuận lợi, không nhiều doanh nghiệp “ra hàng” nhưng tại Đà Nẵng, một số dự án của các doanh nghiệp bất động sản vẫn thành công trong các thương vụ mở bán như: Đất Xanh Miền Trung với Dự án Regal Pavillon; Tập đoàn Doanh Khôi với Dự án Aria Đà Nẵng; Dự án The Fillmore Da Nang của Tập đoàn Phát Đạt…”.

Số lượng người giàu tăng lên nhanh chóng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản trong những năm gần đây liên tục phân hóa mạnh mẽ ở phân khúc cao cấp, hàng hiệu. Nhiều chuẩn mực mới về tiêu chí mua nhà của giới siêu giàu, tinh hoa trong xã hội được thiết lập.

Giữ đà đi lên ở trung và dài hạn

Các kết quả khảo sát từ những tổ chức nghiên cứu bất động sản đều chỉ ra, xu hướng tăng giá của bất động sản hàng hiệu sẽ không chỉ diễn ra trong ngắn hạn mà còn tiếp tục đi lên ở trung và dài hạn. Khả năng “miễn dịch” tốt với biến động ngoại cảnh đã đưa dòng sản phẩm này giữ vị trí dẫn đầu về phân khúc sở hữu tỷ lệ thanh khoản tốt, tăng giá mạnh. Lý giải điều này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng: “Bất động sản hàng hiệu là dòng sản phẩm hướng tới nhóm khách hàng giàu có trên thị trường. Đây là tệp khách có nhu cầu về nhà ở khắt khe. Trong khi đó, nếu kinh tế có biến động thì khối tài sản tích trữ của họ cũng khó sụt giảm theo hướng tỷ lệ thuận. Họ vẫn sẵn sàng chi khoản tiền rất lớn cho căn hộ hàng hiệu, hạng sang”.

Ông Hiếu phân tích thêm, bất động sản hạng sang là dòng sản phẩm chất lượng tốt, nắm bắt thị hiếu cao. Sang gắn với yếu tố xanh hay thông minh càng gia tăng giá trị bền vững cho dòng sản phẩm này. “Bất động sản hàng hiệu đang đánh đúng vào nhu cầu ở thực với thị trường dành cho tầng lớp trí thức, giàu có. Như vậy, cầu về bất động sản hàng hiệu đã thoả mãn đủ yếu tố: có nhu cầu ở thực và khách hàng có khả năng chi trả. Trong khi đó, nguồn cung hàng hiệu đáp ứng tiêu chí khắt khe nhất cũng đã xuất hiện trên thị trường. Cung và cầu gặp nhau thường xuyên, có nghĩa rằng, bất động sản hạng sang sẽ đảm bảo yếu tố phát triển lâu dài”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Đồng quan điểm trên, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty CP Asia New Time cho rằng, nguyên nhân bất động sản hàng hiệu lên ngôi là do quỹ đất trung tâm các thành phố lớn ngày càng khan hiếm. Điều này đồng nghĩa với tốc độ phát triển đô thị các vùng lõi trung tâm ngày càng đòi hỏi nhiều giá trị cao cấp hơn phục vụ cho giới thượng lưu. Theo ông Tiến, một yếu tố quyết định đến số lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường gần đây và những năm tới khả năng sẽ khan hiếm là pháp lý bất động sản ngày càng chặt chẽ.

Xu hướng năm 2022 và tiếp theo, ông Dương Minh Tiến cho rằng, bất động sản hàng hiệu sẽ giữ được thanh khoản tốt. Xu hướng phát triển bất động sản cao cấp từ chủ đầu tư thường gắn liền với những tiện ích khép kín, tiêu chuẩn cao để mang đến trải nghiệm sống, lưu trú tuyệt vời và đẳng cấp. Điều này là hệ giá trị quan trọng định vị chất lượng sản phẩm.

Chuyên đề